Cấu trúc
ことは…が tuy có … thật /nhưng…
[NaなことはNaだが] [AことはAが] [VことはVが]
Ví dụ
① 読んだことは読んだが、ぜんぜん分からなかった。
Tuy đọc thì đã có đọc thật, nhưng không hiểu gì cả.
② あの映画、おもしろいことはおもしろいけど、もう一度金をはらって見たいとは思わないね。
Cuốn phim ấy tuy có hay thật, nhưng tôi không có ý định trả tiền để vào xem một lần nữa.
③ おいしかったことはおいしかったけどね、でも高すぎるよ。
Ngon thì cũng có ngon thật đấy. Nhưng mà đắt quá !
④ どうしてもやれと言うなら、いちおうやってみることは(やって)みるけど、うまく行かないと思うよ。
Nếu bảo nhất định phải làm, thì tôi cũng sẽ làm thử, nhưng tôi chắc cũng chẳng có kết quả gì đâu.
⑤ A:ひさしぶり。元気だった?
A:Lâu quá mới gặp lại. Khoẻ không ?
B:元気なことは元気なんだけどねえ。なにかもうひとつ満たされない気分なんだなあ。
B: Khoẻ thì cũng có khoẻ đấy thôi, nhưng mà không hiểu sao tôi lại cứ cảm thấy thiếu thốn một thứ gì ấy.
Ghi chú :
+ Dùng bằng cách lập lại cùng một từ. Dùng để biểu thị một ý nghĩ nhượng bộ, tuy là tạm thời chấp nhận một điều gì đó, nhưng không phải là chấp nhận một cách tích cực. Trường hợp dùng động từ như trong (1) và (4), thì kiểu câu này có nghĩa: “tuy là sẽ (hoặc đã) thử thực hiện hành vi do động từ ấy biểu thị thật, nhưng kết quả chắc (hoặc đã) không được như mong đợi”.
+ Thường dùng kèm với 「てみる」 (thử …) . Trong trường hợp dùng danh từ hoặc tính từ, như (2), (3) và (5), kiểu câu này có nghĩa :“không phải là tôi có ý phủ định điều đó, nhưng…” Ví dụ, bộ phận liên hệ trong câu (2) có thể hoán đổi thành 「おもしろくない(という)わけではないが」 (không phải là không hay, nhưng …). Trong trường hợp nói về một sự việc trong quá khứ, có thể dùng dạng タ ở cả hai từ 「読んだ」 , như trong (1), mà cũng có thể chỉ dùng dạng タ ở từ thứ hai, như trong ví dụ sau.
(Vd)読むことは読んだが、ぜんぜん分からなかった。 Tuy đọc thì đã có đọc thật, nhưng không hiểu gì cả.
Có thể bạn quan tâm