[ Giáo Trình Shadowing ] Bài 3
A: 何時ですか?
Mấy giờ vậy?
B: 9時です。
9 giờ.
Chú thích:
Khi được hỏi mấy giờ và không có một yếu tố thời điểm nào khác, thì tức là người hỏi đang muốn hỏi thời điểm hiện tại.
A: 今、何時ですか?
Bây giờ là mấy giờ vậy?
B: 4時。
Bốn giờ
Chú thích:
Nếu ở mối quan hệ thân quen hoặc người trả lời/người hỏi ở vị trí cao hơn thì họ có thể lược bỏ “です”, “だ”,…sử dụng cách nói ngắn gọn.
A: 何時に寝ましたか?
Đã đi ngủ lúc mấy giờ?
B: 11時半ぐらいです。
Khoảng 11 giờ rưỡi.
Chú thích:
Tuy người hỏi hỏi về thời điểm của một hành động trong quá khứ. Nhưng khi trả lời, người trả lời chỉ trả lời về mặt thời điểm (mà không có sử dụng lại động từ chỉ hành động quá khứ đó) thì không nhất thiết phải chia ở thì quá khứ.
“ぐらい” thể hiện khoảng, không xác định chính xác.
A: テストは何時からですか?
Bài kiểm tra từ mấy giờ vậy?
B: 10時からですよ。
Từ 10 giờ đấy.
Chú thích:
Mặc dù không có động từ thể hiện hành động nhưng người nói chỉ cần sử dụng “から” là có thể hiểu người nói muốn nói đến sự bắt đầu.
Tương tự người trả lời cũng chỉ cần trả lời thời điểm và thêm vào sau đó là “から”.
“よ” và “ね” thường được dùng đệm phía cuối câu để thể hiện cảm xúc của người nói. Thường được dùng trong văn nói thông thường. Tương tự như tiếng việt có những từ như “đấy”, “nhỉ”,… (từ cảm thán đặt cuối câu).
A: 今日は何日ですか?
Hôm nay là ngày mấy?
B: 4月1日です。
Là ngày 1 tháng 4.
Chú thích:
Lưu ý cách đọc ngày tháng.
A: 今日は何曜日?
Hôm nay là thứ mấy?
B: 水曜日だよ。
Là thứ tư đấy.
Chú thích:
Trong văn nói, thông thường để thể hiện câu hỏi, người nói (với mối quan hệ thân quen) sẽ không cần dùng thể lịch sự như “です/ます” mà chỉ kết thúc câu nói với phần lên giọng cao ở cuối câu.
“よ” và “ね” thường được dùng đệm phía cuối câu để thể hiện cảm xúc của người nói. Thường được dùng trong văn nói thông thường. Tương tự như tiếng việt có những từ như “đấy”, “nhỉ”,… (từ cảm thán đặt cuối câu).
A: 誕生日はいつですか?
Sinh nhật là ngày mấy?
B: 8月20日です。
Ngày 20 tháng 8
Chú thích:
“いつ” là từ để hỏi về thời điểm, dùng trong nhiều trường hợp đa dạng (hỏi ngày tháng, giờ, mốc thời gian, sự kiện…)
A: 銀行は何時から何時までですか?
Ngân hàng từ mấy giờ đến mấy giờ?
B: 9時から3時までです。
Từ 9 giờ đến 3 giờ.
Chú thích:
Mặc dù không có động từ thể hiện hành động nhưng người nói chỉ cần sử dụng “から~まで” là có thể hiểu người nói muốn nói đến sự bắt đầu và kết thúc.
Tương tự người trả lời cũng chỉ cần trả lời thời điểm và thêm vào sau đó là “から~まで”.
Lưu ý cách đọc giờ.
A: 今年は何年?
Năm nay là năm mấy?
B: 2006年。平成18年だよ。
Năm 2006. Năm Bình Thành 18.
Chú thích:
Lưu ý cách đọc năm.
Ngoài ra, ở Nhật rất phổ biến dùng năm theo triều đại của Nhật.
* Năm ở Nhật được tính theo niên hiệu (ví dụ năm 2010 là năm Bình Thành (Heisei - 平成) thứ 22).
* Niên hiệu (nengou - 元号) thường được tính từ khi Thiên Hoàng (vua Nhật) lên ngôi đến khi mất hay thoái vị.
* Các niên hiệu từ năm 1868 đến nay (năm 2010) gồm có: Minh Trị(Meiji - 明治), Đại Chính (Taisho - 大正), Chiêu Hòa (Showa - 昭和) vàBình Thành (Heisei - 平成)
* Lưu ý:Năm cuối cùng của niên hiệu này cũng là năm đầu tiên của niênhiệu mới. Ví dụ năm 1912 là năm Minh Trị thứ 45, cũng là nămĐại Chính thứ 1 (năm đầu tiên của niên hiệu còn được gọi là"nguyên niên" - gannen(元年))
Ở Nhật khi khai ngày tháng năm sinh, hay một số ngày tháng khác hay dùng năm tính theo các đời vua Nhật (VD: sinh năm 1987 thì sẽ viết là 昭和62). cụ thể cách đổi từ năm dương lịch sang năm của các thời vua Nhật như sau:
* 1867年= 慶応3年= 「明治0年」
Ví dụ: 1878年:78-67 = 明治11年
(明治11年= 1867+11 = 1878年)
* 1911年= 明治44年= 「大正0年」
Ví dụ: 1919年:19-11 = 大正8年
* 1925年= 大正14年= 「昭和0年」
Ví dụ: 1947年:47-25 = 昭和22年
* 1988年= 昭和63年= 「平成0年」
Ví dụ: 1995年:95-88 = 平成7年
Ví dụ: 2008年:108-88 = 平成20年
A: 日本に来て、どのぐらいですか?
Đến Nhật bao lâu rồi?
B: 1年3ヶ月です。
1 năm 3 tháng.
Chú thích:
Khi muốn nói đến khoảng (chứ không phải thời điểm) tháng thì thêm “ヶ” vào giữa số đếm và chữ “月”, cách đọc là “か”. Điều này chỉ áp dụng riêng khi nói đến tháng. Năm và các đơn vị khác như ngày giờ có những cách dùng khác.
Được đóng lại.