Cấu trúc 1
つまり < thay đổi cách nói > nói cách khác / nghĩa là
Ví dụ
① 彼は、母の弟、つまり私の叔父である。
Ông ta là em của mẹ tôi, nghĩa là cậu của tôi.
② 両親は、終戦の翌年、つまり1946年に結婚した。
Cha mẹ tôi kết hôn sau khi chiến tranh kết thúc được 1 năm, nghĩa là vào năm 1946.
③ 相思相愛の仲とは、つまりお互いのことを心底愛し合っている関係のことである。
Quan hệ “tương tư tương ái” nghĩa là quan hệ giữa hai người yêu nhau tự đáy lòng.
④ A:この件については、ちょっと考えさせてください。
A: Về việc này, xin cho tôi suy nghĩ một chút.
B:つまり「引き受けていただけない」ということですね。
B: Có nghĩa là “anh không thể nhận lãnh việc này”, phải không?
Ghi chú:
Tiếp nhận một câu hoặc một từ và nói lại câu đó, từ đó bằng một cách nói khác có nội dung, ý nghĩa tương tự như vậy. Chẳng hạn ở ví dụ (4) người nói tiếp nhận câu nói của đối phương, sau đó nói lại theo cách của mình. Có ý nghĩa gần giống với 「すなわち」nhưng 「つまり」 thiên về văn nói hơn. Do đó trong mẫu hội thoại như ở ví dụ (4) nếu như sử dụng 「すなわち」 sẽ không tự nhiên.
Cấu trúc 2
つまり(は) < kết luận > tóm lại
Ví dụ
① つまり、責任は自分にはないとおっしゃりたいのですね。
Tóm lại, ý anh muốn nói mình không có trách nhiệm. Phải không ?
② 子供の教育は、つまりは、家庭でのしつけの問題だ。
Giáo dục trẻ con, tóm lại, đó là vấn đề dạy dỗ ở gia đình.
③ A:まあ、それほど忙しいというわけでもないんですけど…。
A: Ừ, cũng không phải là bận rộn đến thế, nhưng…
B:つまり、君は何が言いたいんだ。
B: Tóm lại, cậu muốn nói gì ?
④ 私の言いたいことは、つまり、この問題の責任は経営者側にあって…。そのつまり、社員はその犠牲者だということです。
Tóm lại, những gì tôi muốn nói là trách nhiệm trong vấn đề này thuộc về phía kinh doanh… Có nghĩa là, nhân viên chỉ là nạn nhân.
Ghi chú:
Sử dụng trong trường hợp người nói đưa ra kết luận cuối cùng mà không giải thích chi li về quá trình. Các ví dụ (1), (3) là cách dùng để thôi thúc, xác nhận lại kết luận của đối phương. Đôi khi cũng dùng cách nói 「つまりは」như ở ví dụ (2). Ví dụ (4) thiên về văn nói, dùng để lấp khoảng trống trong đoạn thoại. Nhiều khi có thể sử dụng 「結局」(kết cục),「要するに」 (tóm lại) để thay thế.
Được đóng lại.