Cấu trúc 1
Nときたら cái N thì
Ví dụ
① うちの亭主ときたら、週のうち3日は午前様で、日曜になるとごろごろ寝てばかりいる。
Ông xã nhà tôi thì một tuần là đến 3 ngày đi uống rượu đến sáng mới về còn chủ nhật thì cứ ngủ suốt.
② あそこの家の中ときたら、散らかし放題で足の踏み場もない。
Ở bên trong cái nhà đó rác xả lung tung khắp nơi, không có cả chỗ đặt chân nữa.
Ghi chú :
Dùng trong trường hợp nêu ý kiến đánh giá của người nói về người hay vật được đưa ra làm đề tài câu chuyện. Đề tài thường là những việc rất gần gũi với người nói, dùng để diễn tả những đánh giá hay cảm xúc đặc biệt mạnh mẽ của người nói. Theo sau thường là những cách nói thể hiện sự bất mãn hay phê phán “bực thật / chán quá”. Từ dùng trong văn nói.
Cấu trúc 2
…ときたら… như thế thì
Ví dụ
① 毎日残業の後に飲み屋のはしごときたら、体がもつはずがない。
Cứ ngày nào cũng làm thêm xong lại đi uống hết chỗ này đến chỗ khác như thế thì, cơ thể chắc chẳng trụ được lâu.
② 働き者で気立てがいいときたら、みんなに好かれるのも無理はない。
Chăm làm mà tính lại tốt như thế thì, được mọi người yêu mến cũng không có gì khó hiểu.
③ 新鮮な刺し身ときたら、やっぱり辛口の日本酒がいいな。
Món sashimi tươi sống như thế thì quả là hợp với loại rượu cay nồng của Nhật Bản.
④ ステーキときたらやっぱり赤ワインでなくちゃ。
Thịt bò bít tết như thế thì, quả là không thể thiếu rượu vang đỏ.
Ghi chú :
Đưa một người, một sự việc hay một tình huống với tính chất cùng cực ra làm đề tài câu chuyện, để diễn tả ý nghĩa “ trong một trường hợp, tình huống như thế này thì dĩ nhiên là phải làm như thế này”. Trong ví dụ (3) và (4) hình thức 「NときたらN」 được dùng để diễn tả ý nghĩa “ N thì hợp với N”, “ với N thì N là tốt nhất”.
Một số chủ đề liên quan