Ngày Tết ở Nhật lưu giữ rất nhiều phong tục tập quán đặc sắc thể hiện chủ yếu qua những món ăn và nhiều hoạt động thú vị. Vậy bạn có tò mò người Nhật đón năm mới như thế nào không? Hãy cùng chúng tôi khám phá những nét độc đáo trong phong tục đón tết của đất nước mặt trời mọc này.
Người Nhật đón năm mới như thế nào – Thời điểm cuối năm
Người Nhật đón năm mới vào thời điểm cuối năm
Vào những ngày cuối năm người Nhật thường gửi quà bày tỏ lòng biết ơn đến những người đã quan tâm họ như bố mẹ hai bên gia đình, sếp, đối tác,.. Những món quà này bao gồm đồ ăn tươi, rượu, bia, cà phê, những sản vật địa phương, hoặc những món kẹo hay phiếu quà tặng.
Người Nhật cũng chuẩn bị thiệp mừng năm mới được gọi là Nengajoy để gửi bạn bè, người thân. Tấm thiệp này thường được thiết kế là hình con giáp của năm mới tượng trưng cho sự may mắn và thường được gửi từ ngày 15 đến 25/12 và người nhận đúng vào năm mới.
Tuần cuối cùng trước khi nghỉ nào để đón năm mới những công ty ở Nhật thường tổ chức tiệc cuối năm. Và thông thường mọi người sẽ bắt đầu nghỉ từ ngày 28 hoặc 29 tháng 12. Trong những ngày cuối năm một người sẽ dọn dẹp tổng vệ sinh sạch sẽ văn phòng và nhà của mình. Đây là một trong những phong tục tại Nhật Bản gọi là Osoji. Đối với những gia đình nhiều thế hệ đàn ông thường phụ trách việc dọn dẹp tổng vệ sinh nhà cửa còn phụ nữ sẽ cùng nhau chuẩn bị những món ăn để đón năm mới.
Họ thực hiện dọn dẹp và trang trí nhà cửa
Sau khi dọn dẹp xong thì người Nhật trang trí nhà cửa bằng 2 bộ Kado Matsu đặt 2 bên cửa ra vào. Mỗi bộ này gồm 1 cành thông, 3 ống tre vát chéo có độ dài khác nhau. Cành thông tượng trưng cho sự Trường Thọ còn những ống tre là biểu tượng của sự thịnh vượng.
Bên cạnh đó người Nhật cũng trang trí hai bộ Kagami Mochi. Đây là bộ trang trí gồm hai bánh dày tròn bánh nhỏ đặt lên trên bánh to được đặt tại vị trí trang trọng nhất trong nhà. Trên bánh dày sẽ đặt một quả quýt nhỏ là biểu tượng cho sự nối tiếp thế hệ trong gia đình. Có rất nhiều cách lý giải khác nhau về ý nghĩa của bộ trang trí này.
Tục lệ giã bánh dày là một trong những sự kiện truyền thống vô cùng quan trọng được tiến hành vào cuối năm tại nhiều nơi ở Nhật Bản. Khi Chào tạm biệt nhau vào những ngày cuối năm người Nhật sẽ nói Yoi Otoshio đây có nghĩa là “chúc 1 năm tốt lành nhé”.
Vào những ngày cuối cùng của năm và đêm giao thừa
Cuối cùng họ ăn mì soba và xem chương trình ca nhạc
Người Nhật đón năm mới như thế nào cũng thể hiện rõ vào ngày cuối cùng của năm và đêm giao thừa tại đây. Đêm giao thừa người Nhật trải qua cùng với gia đình của mình. Có rất nhiều người chọn đón giao thừa tại các sự kiện countdown.
Những gia đình thường ăn sushi, Sashimi hoặc các món lẩu vào buổi tối trong đêm giao thừa. Vào buổi tối cả gia đình sẽ quây quần bên nhau để xem chương trình ca nhạc trực tiếp mừng năm mới. Đây là chương trình thi hát giữa hai đội đội đỏ bỏ là đội nữ ca sĩ và đội tránh ra đội nam ca sĩ.
Trước khi bước sang giao thừa thì người Nhật ăn mì soba đây được gọi là mì trường thọ. Sợi mì của số 3 dài và màu tượng trưng cho sự trường thọ. Có rất nhiều gia đình vừa ăn mì vừa xem chương trình ca nhạc trên tivi. Tuy nhiên cũng có nhiều người lựa chọn ăn mì tại các tiệm mì, vào thời điểm cuối năm thì những tiệm mì soba này vô cùng đắt khách.
Bên cạnh đó vào những ngày đầu năm Tết của Nhật Bản cũng có rất nhiều sự kiện và điều thú vị diễn ra. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết người Nhật đón năm mới như thế nào ở những bài viết tiếp theo.
Có thể bạn quan tâm
+ Ở Nhật camping ở đâu vào cuối tuần vừa đẹp, xịn, nổi tiếng
+ Tìm hiểu JR Pass vùng Kyushu và kinh nghiệm dùng chuẩn nhất
+ ことで