Cấu trúc
なら
[N/Na(だった)なら] [A-い/A-かった なら] [V-る/V-た なら]
Khác với 「なら2」, nó không được dùng với dạng 「のなら」, mà được dùng với dạng 「なら」hoặc 「ならば」. Nó tương đương với dạng 「バ 」của 「N/Naだ」, nhưng khi nối với động từ hoặc tính từ イ thì nó sẽ tiếp nhận dạng từ điển hoặc dạng タ của chúng. Trong trường hợp nối với động từ và tính từ イ dù có đổi thành 「ば」hoặc「たら」, thì sự khác biệt về ý nghĩa cũng không lớn lắm. Dạng 「たなら」 là một cách nói hơi cổ, có tác dụng nhấn mạnh dạng 「たら」。
Cấu trúc 1
N/Na なら(ば)nếu
Ví dụ
① 10人一緒なら団体の割り引き料金になる。
Nếu 10 người đi (du lịch) chung, thì sẽ được giảm theo giá đoàn thể.
② まわりがもう少し静かならば落ち着いて勉強できるのですが。
Nếu xung quanh yên lặng thêm chút nữa thì tôi có thể bình tĩnh học hành.
③ 東京ならこんなに安い家賃で家は借りられません。
Nếu ở Tokyo, thì với tiền thuê rẻ như thế này không thể thuê nhà được.
④ その話が本当なら大変なことになりますよ。
Nếu chuyện đó là thật, thì nguy lắm đấy.
⑤ 私があなたならそんなふうには考えなかったと思う。
Nếu tôi là anh, có lẽ tôi đã không nghĩ như thế.
⑥ 日曜日、お天気ならハイキングに行きましょう。
Chủ nhật, nếu đẹp trời, chúng ta đi dã ngoại nhé.
Ghi chú :
Đây là dạng 「バ 」 của 「N/N aだ 」 , nó diễn tả điều kiện giả định với ý nghĩa là “nếu là…”, “giả sử trong trường hợp…”, hoặc diễn tả điều kiện phản thực tế với ý nghĩa “nếu sự thật ngược lại”. Trong văn viết kiểu cách, người ta còn dùng hình thức 「であれば」 là dạng 「バ 」 của 「である 」 . Có thể đổi thành 「だったら」 .
Nó khác với 「なら1 」 là cách nói chỉ chủ đề. 「なら1」 chỉ gắn với danh từ, và diễn tả ý nghĩa “nếu N là đầu đề câu chuyện/ nếu nói tới N thì …”. Ngược lại, 「なら3 」 diễn tả ý nghĩa “giả định là như thế” một sự việc chưa xác định được là sự thật hay không, hoặc ” giả định là như thế “ một sự việc phản lại sự thật. Nhưng cũng có nhiều trường hợp rất khó phân biệt đó là cách dùng nào.
Cấu trúc 2
NがNならNはNだ ( Nếu N1 là N2, thì N3 là N4 )
Ví dụ
① 銀座が東京の中心なら心斎橋は大阪の中心だ。
Nếu Ginza là trung tâm của Tokyo, thì Shinsaibashi là trung tâm của Osaka.
② パリが芸術の都なら、ロンドンは金融の都だ。
Nếu Paris là kinh đô của nghệ thuật, thì London là kinh đô tài chính.
③ 兄が努力型の秀才なら弟は天才型の秀才だ。
Nếu người anh là một anh tài của mẫu người nỗ lực, thì người em là một anh tài thuộc dạng thiên phú.
Ghi chú :
Đây là cách nói được gắn vào sau những nhân vật hay những sự vật mang tính chất đối lập để so sánh chúng với nhau. Bởi vì người ta tỉ dụ chúng với những từ ngữ khác nhau, nên cách nói này có nghĩa là “Nếu gọi …là …, thì ta có thể gọi … là …”
Cấu trúc 3
NがNならNもNだ N ( Nào thì N nấy )
Ví dụ
① 親が親なら子も子だ。
Cha nào con nấy.
② 先生が先生なら学生も学生だ。
Thầy nào trò nấy.
③ 亭主が亭主なら女房も女房だ。
Chồng nào vợ nấy.
④ アメリカもアメリカなら日本も日本だ。
Mĩ đã thế, thì Nhật cũng chẳng hơn gì.
Ghi chú :
Nó nối vào, ở vế trước và vế sau, những danh từ chỉ tổ chức, cơ quan hay nhân vật có mối quan hệ đối lập như “vợ”, “chồng”, để đánh giá một cách tiêu cực rằng cách làm hoặc thái độ của các nhân vật và tổ chức đó “cái nào cũng tồi tệ như nhau”, “đó là một bọn hoàn toàn đáng hổ thẹn”. Người ta dùng nó cho những cặp có tính chất hay thái độ gây ác cảm, như thiếu lịch sự, lười biếng, thô lỗ, thất lễ, v.v… Có thể dùng với dạng thúc 「N1もN1ならN2もN2だ」 như trong ví dụ (4).
Cấu trúc 4
なら(ば)( Nếu… )
[A/V なら(ば)]
Ví dụ
① 今年も真夏の日照時間が短い/短かったならば米不足の問題は深刻だ。
Năm nay cũng vậy, nếu có ít ngày nắng vào lúc giữa hạ, thì vấn đề thiếu lúa gạo sẽ trầm trọng.
② この機会を逃す/逃したならばもう2度と彼には会えないだろう。
Nếu vuột mất cơ hội này, thì có lẽ không gặp được anh ấy lần thứ hai.
③ このまま不況が続く/続いたなら失業問題は深刻になる。
Nếu tình trạng suy thoái cứ tiếp tục như thế này, thì vấn đề thất nghiệp sẽ trở nên nghiêm trọng.
④ 今後1週間雨が降らない/降らなかったならば水不足になる。
Nếu trong một tuần nữa mà trời không mưa, sẽ thiếu nước.
Ghi chú :
Nối sau dạng từ điển của dạng タcủa tính từ イ hoặc động từ, và diễn tả ý nghĩa rằng “trong trường hợp tình huống như thế này xảy ra”. Đây là cách nói chỉ điều kiện giả định, bằng cách giả sử một tình huống chưa xảy ra, sau đó dự đoán một sự việc sẽ được thành lập trong trường hợp tình huống đó trở thành hiện thực . Có thể dùng cho cả thì hiện tại 「するなら」 lẫn thì quá khứ 「したなら」 mà không có sự khác biệt lớn về ý nghĩa. Đây là cách nói mang tính chất văn viết và được dùng trong những đoạn văn mang tính chất luận thuyết. Có thể dùng thay bằng 「ば」 hoặc 「たら」, và trong những cách nói mang tính chất văn nói người ta thường dùng cách nói này hơn.
(1) 今年も真夏の日照時間が{短ければ/短かったら}米不足の問題は深刻だ。
(2) この機会を{逃せば/逃したら}もう2度と彼には会えないだろう。
(3) このまま不況が{続けば/続いたら}失業問題は深刻になる。
(4) 今後1週間雨が{降らなければ/降らなかったら}水不足になる。
Cấu trúc 5
…たなら ( Nếu )
[N/Na だったなら] [A-かったなら] [V-たなら]
Ví dụ
① 私が全能の神様だったなら、あなたを助けてあげられるのに。
Nếu tôi là Thượng đế toàn năng, thì tôi có thể giúp anh, nhưng mà …
② もう少し発見が早かったなら助かったのに。
Nếu được phát hiện sớm hơn một chút, thì anh ấy đã được cứu sống rồi, (vậy mà …)
③ 困ることがあったならいつでも相談に来い。
Nếu gặp khó khăn, anh cứ tới thảo luận với tôi, bất cứ lúc nào.
④ もしも私に翼があったなら大空を自由にかけまわりたい。
Nếu có được đôi cánh, tôi muốn tự do bay lượn khắp nơi trên bầu trời.
⑤ ≪歌詞≫あの坂を越えたなら幸せが待っている。
Hạnh phúc đang đón đợi, nếu ta vượt qua được con dốc kia.
Ghi chú :
Đây là cách nói dùng để nhấn mạnh 「たら」, và mang tính chất hơn cổ xưa. Dùng trong trường hợp muốn diễn tả điều kiện giả định hoặc điều kiện trái với sự thực. Thường dùng trong các lời ca, còn trong văn nói hằng ngày thì thường dùng 「たら」.
Cấu trúc 6
V-るなら < quan điểm > nếu
Ví dụ
① 事情を知らない人の目から見るなら、少しおおげさな感じがするかもしれない。
Nếu nhìn từ quan điểm của một người không rõ sự tình, thì có thể có cảm giác là tôi nói hơi quá.
② 私に言わせるなら、この作品はあまり面白いとは思えない。
Theo tôi thấy, thì tác phẩm này không thể cho là hay lắm.
③ 戦前と比べるなら生活レベルはずいぶん向上したといえるだろう。
Nếu so với trước chiến tranh, có thể nói rằng mức sống bây giờ đã được nâng cao hơn nhiều.
④ 一部を除くなら、彼の意見は正しいと思う。
Ngoại trừ một bộ phận, thì tôi cho rằng ý kiến của anh ấy là đúng.
Ghi chú :
Đây là kiểu nói mang tính thành ngữ, với 「たら」 tiếp nối theo sau dạng từ điển của các động từ 「みる」, 「言う」, 「比べる」 v.v…nó diễn tả rằng sự phán đoán và ý kiến được nêu lên ở vế sau là dựa trên quan điểm nào. Hơi mang tính cách văn viết. 「たら/と/ば‘」 cũng có những cách dùng tương tự, và thông thường chúng có thể dùng thay cho nhau. Ngoài ra còn có 「…によるなら/を別にするなら」, v.v…
Có thể bạn quan tâm