Cấu trúc 1
R-なおす < có chủ ý > V lại
Ví dụ
① 出版の際に、論文の一部を書き直した。
Nhân khi xuất bản tôi đã viết lại một phần của luận văn.
② 俳優がセリフを間違えたため、同じ場面を3度も撮り直さなければならなかった。
Vì diễn viên lầm lẫn trong lời thoại nên một cảnh mà chúng tôi phải quay lại đến 3 lần.
③ 答案をもう一度見直してください。
Hãy viết lại câu trả lời một lần nữa.
④ 顔を洗って出直して来い。
Hay đi rửa mặt rồi đến đây lại.
⑤ 一度はこの大学をやめようと思ったが、思い直して卒業まで頑張ることにした。
Đã có lần tôi định bỏ học ở đại học này, nhưng sau đó tôi nghĩ lại và quyết định cố gắng cho đến khi tốt nghiệp.
Ghi chú :
Đi với dạng liên dụng của động từ chỉ hành vi có chủ ý, diễn tả ý nghĩa thực hiện thêm một lần nữa một hành vi đã thực hiện qua một lần rồi. Trong nhiều trường hợp, vì hành vi trước đó cho kết quả không được như mong muốn, nên làm lại để sửa kết quả này. Ngoại trừ những ví dụ như 「出る」, trong hầu hết các trường hợp, đi với tha động từ. Những ví dụ khác gồm 「言い直す」 (nói lại), 「考え直す」(nghĩ lại), 「し直す」(làm lại), 「立て直す」(dựng lại), 「建て直す」 (xây lại), 「作り直す」(làm lại), 「練り直す」(nhào nặn lại), 「飲み直す」 (uốn lại), 「焼き直す」(nướng lại), 「やり直す」(làm lại), v.v…
Cấu trúc 2
R-なおす < không chủ ý > V lại
Ví dụ
① 今年になって、景気が持ち直した。
Đến năm nay, kinh tế đã khởi sắc trở lại.
② 病人はだいぶ持ち直した。
Bệnh nhân đã hồi phục lại nhiều phần.
③ 勇敢な態度を見て、彼にほれ直した。
Thấy anh ấy có thái độ dũng cảm, tôi lại càng mến phục hơn.
④ 部長のことを見直した。
Tôi đã đánh giá lại Giám đốc, cao hơn trước.
Ghi chú :
Đi với dạng liên dụng của những động từ không chủ ý, tức là chỉ một sự việc không liên quan đến ý chí của con người, để diễn tả ý nghĩa tự nhiên biến đổi theo hướng tốt. 「持ち直す」có nghĩa là nền kinh tế hay bệnh trạng hồi phục. Ví dụ (3), (4) diễn tả ý nghĩa nhận ra một điểm tốt, nên đánh giá lại ai đó. Động từ đi trước giới hạn ở những động từ đã nêu trong những ví dụ trên, và trong trường hợp nào, 「直す」 cũng điều không mang ý nghĩa “người nói cố ý sửa lại”. Điểm này đã phân biệt cách dùng 2 với cách dùng 1. Một ví dụ khác là 「気を取り直す」(chấn chỉnh lại tinh thần).
Có thể bạn quan tâm