Cấu trúc Đây là hình thức có được do gắn 「かしら」 , diễn tả tâm trạng không xác định của người nói, vào hình thức phủ định của những từ có dạng biến hoá, có thể dùng trong cả trường hợp tự hỏi lẫn đặt câu hỏi cho đối phương. Từ dành cho phụ nữ nhưng nay không được dùng nhiều lắm, thay vào đó dùng 「ないかな」.
Cấu trúc 1
…ないかしら < nguyện vọng > không biết có V được không
[V-ない/V-れないかしら] [V-てくれないかしら]
Ví dụ
① また、あの人から手紙が来ないかしら。
Sao không thấy thư từ người ấy nhỉ ?
② お金持ちと結婚できないかしら。
Không biết có lấy được người giàu có không nhỉ ?
③ バス、すぐに来てくれないかしら。
Không biết xe buýt có đến ngay không nhỉ
④ ちょっと手伝ってくれないかしら。
Anh có thể giúp tôi một chút được không nhỉ ?
Ghi chú :
Đi theo dạng phủ định của động từ diễn tả động tác, hoặc dạng phủ định của hình thức diễn tả khả năng 「V-れる」 hoặc 「V-てくれない」 để diễn tả hy vọng, nguyện vọng của người nói. Cũng có thể trở thành cách nói nhờ vả trực tiếp đối với người nghe, như trong ví dụ (4).
Cấu trúc 2
…ないかしら < suy đoán/ lo lắng > phải chăng
[N/Na ではないかしら] [A-くないかしら] [V-ないかしら]
Ví dụ
① 向こうからくる人、鈴木さんじゃないかしら。
Người đang ở đằng kia đi lại, phải chăng là anh Suzuki ?
② この着物、私にはちょっと派手じゃないかしら。
Bộ kimono này, phải chăng hơi loè loẹt với tôi ?
③ このご飯、ちょっとかたくないかしら。
Cơm này phải chăng hơi cứng ?
④ あんなに乱暴に扱ったらこわれないかしら。
Sử dụng một cách thô bạo như thế không sợ sẽ vỡ sao.
Ghi chú :
Đi với dạng phủ định của vị ngữ, để diễn tả một sự suy đoán “biết đâu có thể là như thế”, tuy không xác tín đầy đủ, hay một tâm trạng lo lắng, e ngại “có cảm giác như vậy / lo là như vậy”. Trong trường hợp độc thoại, là cách nói tự vấn, nhưng trong trường hợp có người nghe, lại trở thành cách nói hỏi dò phán đoán của người nghe : “anh không nghĩ thế sao ?”.
Có thể bạn quan tâm