Cấu trúc 1
từ chỉ số lượng+いじよう từ + từ chỉ số lượng + trở lên
Ví dụ:
① 体重が45キロ以上なら献血できる。
Nếu cân nặng trên 45kg thì có thể cho máu được.
② 65才以上の人は入場料がただになる。
Từ 65 tuổi trở lên thì được vào cửa miễn phí.
③ 夏休みの間に食文化に関する本を3冊以上読んでレポートを書きなさい。
Trong thời gian nghỉ hè, các em hãy đọc ít nhất là 3 cuốn sách nói về văn hoá ẩm thực rồi viết báo cáo.
Ghi chú:
Diễn đạt một số lượng bằng hoặc lớn hơn một số lượng nào đó.
Cấu trúc 2
いじようの/に
A …いじょうのN:N vượt quá …
[N/V いじようのN]
Ví dụ:
① 自分の能力以上の仕事を与えられるのは悪いことではない。
Được giao phó một công việc vượt quá sức mình thì cũng tốt thôi.
② その薬は期待以上の効果をもたらした。
Loại thuốc ấy đã có hiệu quả cao hơn trông đợi.
③ 彼はみんなが期待している以上の働きをきっとしてくれる人だ。
Anh ấy nhất định sẽ làm được nhiều việc, trên cả mức mà mọi người trông đợi.
④ これ以上のことは今はお話しできません。
Trong lúc này, tôi chỉ có thể nói với anh bao nhiêu đó thôi.
⑤ 落ち込んでいる友達に対して、私には慰めの言葉をかける以上のことは何もしてあげられない。
Đối với một người bạn đang xuống tinh thần vì phiền muộn, tôi không thể làm gì khác hơn là nói đôi lời an ủi.
⑥ 新しく入ったアルバイトの学生は、命令された以上のことをやろうとしないのでほとんど役に立たない。
Những học sinh làm thêm mới tuyển vào, hầu như chẳng giúp ích được gì, vì chỉ khi nào có ai sai phái thì mới chịu làm.
Ghi chú:
Diễn đạt ý nghĩa một sự việc nào đó có mức độ cao hơn so với mức độ mà danh từ hay động từ đặt ngay trước đó (tức ngay trước 以上) biểu thị. Ở các ví dụ (1), (2), (3), sự việc trong phần sau của câu, có mức độ còn cao hơn cả mức độ của sự việc trong phần trước. Ngược lại, ở các ví dụ (4), (5), (6), sự việc trong phần trước có mức độ cao nhất, mức độ mà sự việc trong phần sau không vượt qua được.
B …いじょうに vượt mức / hơn cả …
[N/V いじように]
Ví dụ:
① あの人は噂以上におっちょこちょいだ。
Anh / cô ta thiếu chín chắn, vượt quá mức những lời đồn đại.
② 試験の点は想像以上に悪かった。
Điểm bài thi xấu hơn cả dự kiến.
③ 彼女はタイの人なのに、日本人以上に日本の歴史について詳しい。
Cô ấy là người Thái mà biết lịch sử Nhật Bản còn rõ hơn cả người Nhật nữa.
④ そのレストランはみんなが言う以上にサービスも味も申し分なかった。
Nhà hàng ấy, cả phục vụ lẫn thức ăn đều tuyệt hảo, trên cả mức mọi người bàn tán.
⑤ 彼は思っていた以上に神経が細やかでよく気の付く人だった。
Anh ta tinh tế, nhạy bén hơn là tôi tưởng rất nhiều.
⑥ ほかの人が練習する以上にやっているつもりなのに、全然ピアノが上達しないのはどういうわけだろう。
Không hiểu sao tôi chơi piano chẳng khá lên được chút nào, mặc dù tôi nghĩ là mình đã bỏ công tập luyện nhiều hơn so với những người khác.
Ghi chú:
Dùng ngay sau danh từ hoặc động từ, để diễn đạt ý nghĩa “cao hơn so với…”, hoặc “… đã cao rồi nhưng, … còn cao hơn nữa”.
Cấu trúc 3
これ/それ/あれいじよう
A.これいじよう+ bổ ngữ +Nは….ない không có N nào + bổ ngữ + hơn mức này
Ví dụ:
① これ以上わかりやすいテキストは、今のところない。
Hiện chưa có loại giáo trình nào dễ hiểu hơn cuốn này.
② あれ以上くだらない映画もめったにない。
Hiếm mà có một cuốn phim nào tồi hơn mức đó.
③ あの人以上に賢い人は日本中探してもいないだろう。
Tìm khắp cả nước Nhật cũng không thấy một người nào khôn hơn thế.
Ghi chú:
Dùng chủ yếu ngay sau những từ 「これ/それ/あれ」 để diễn đạt ý nghĩa sự vật do chúng biểu thị là ở mức độ cao nhất.
B -これいじょう…ば nếu … hơn mức này thì
Ví dụ:
① これ以上水かさが増すと大変なことになる。
Nếu nước mà lên cao thêm nữa thì nguy đấy.
② これ以上雨が降らなければ、畑の作物は全滅するだろう。
Nếu trời mà tiếp tục không mưa như thế này, thì mùa màng sẽ bị mất sạch cả đấy.
③ それ以上努力してもおそらく何の成果もあがらないと思うよ。
Tôi nghĩ dù có gắng sức hơn nữa cũng chẳng đạt được thành quả nào đâu.
④ あんな忙しい生活をこれ以上続けたら、きっと彼は体をこわしてしまうだろう。
Nếu cứ tiếp tục nhịp sống khẩn trương như thế, tôi chắc là thế nào nó cũng sẽ ngã bệnh.
⑤ 明日の講演が今日の以上につまらないのなら、行くだけ時間の無駄だ。
Nếu buổi thuyết trình ngày mai mà nhàm chán hơn cả buổi hôm nay, thì có đi cũng chỉ phí thì giờ mà thôi.
⑥ 今以上にいろいろ工夫して料理を作っても、誰もほめてくれなければつまらない。
Dù tôi có bỏ công tìm tòi để nấu ăn ngon hơn bây giờ, thì cũng chán ngán, vô vị nếu không được ai khen.
Ghi chú:
Ngoài 「これいじょう」 ra, còn có thể dùng 「それいじょう」 hoặc 「あれいじょう」, cũng như ngoài 「ば」 ra, còn có thể dùng các hình thức 「と/たら/なら/ても」. Diễn đạt ý nghĩa “Nếu, hoặc, dù cho sự việc ở mức độ cao hơn tình trạng hiện tại”. Thường có hàm ý là “hiện tại cũng đã ở một mức cao đáng kể rồi”.
C. これいじょうV-て định V hơn nữa
Ví dụ:
① それ以上頑張ってどうなると言うのだ。
Anh nghĩ sao mà lại định gắng sức hơn nữa kia chứ !
② 彼女、あんなに細いのに、あれ以上ダイエットしてどうするんだろう。
Không biết cô ta nghĩ sao mà đã mảnh dẻ như thế, còn định kiêng ăn kiêng uống.
③ あなた、これ以上お金をためて、いったい何に使おうって言うのよ。
Này, cậu tính làm gì, mà còn định để dành tiền thêm nữa như thế ?
Ghi chú:
Diễn đạt ý nghĩa “làm … nhiều hơn nữa so với tình trạng hiện tại”. Đằng sau thường kèm theo các từ ngữ như 「どうなるのか/どうするのか/何 をするのか/何になるのか」、để biểu thị ý nghĩa “làm thế cũng chẳng có ý nghĩa gì, chẳng được việc gì”.
D. これいじょう…は+ + từ phủ định : không + … + (thêm) nữa
Ví dụ:
① お互いこれ以上争うのはやめましょうよ。
Thôi, chúng ta đừng nên tranh chấp nữa.
② もうこれ以上今のような忙しい生活には耐えられない。
Tôi hết chịu nổi cuộc sống bận rộn như thế này nữa rồi.
③ さすが田中さんだ。ほかの人にはあれ以上の発明はちょっとできないだろう。
Anh Tanaka quả là danh bất hư truyền. Có lẽ không ai làm được những phát minh tuyệt vời hơn.
④ 雪もひどくなってきたし、もうこれ以上先へ進むのは危険だ。ここであきらめて下山しよう。
Tuyết cũng đã bắt đầu dày đặc rồi, leo cao thêm nữa e nguy hiểm. Chúng ta nên bỏ ý định đi tiếp mà quay xuống núi thì hơn.
⑤ A:もっと安くなりませんか。
A : Làm ơn bớt thêm chút nữa, được không ạ
B:もうこれ以上は勘弁してくださいよ。これでももうほとんどうちの方はもうけがないくらいなんですから
B : Chúng tôi không thể bớt thêm chút nào nữa. Ngay với cái giá này, chúng tôi cũng đã hầu như chẳng còn kiếm được chút lãi nào.
Ghi chú:
Diễn đạt ý nghĩa “tình trạng hiện tại đã đạt mức cao nhất rồi, không thể tiến lên một mức nào cao hơn được nữa”. Chủ yếu là dùng kèm sau 「これ/それ/あれ」 , theo sau có các từ ngữ biểu thị nội dung phủ định như 「できない/難しい/耐えられない/やめよう」.
Cấu trúc 4
Vいじょう(は)một khi đã … (thì)
Ví dụ:
① 絶対にできると言ってしまった以上、どんな失敗も許されない。
Một khi đã quả quyết rằng làm được, thì bất luận vì lí do gì cũng không được quyền thất bại.
② 全員一致で選ばれてクラブの部長になる以上、みんなの信頼を裏切るようなことだけはしたくない。
Một khi đã được mọi người nhất trí bầu làm thủ lĩnh của câu lạc bộ, tôi không muốn làm điều gì phụ lòng tin cậy của anh em.
③ 大学をやめる以上、学歴に頼らないで生きていける力を自分で身につけなければならない。
Một khi đã bỏ ngang, không học tiếp đại học nữa, thì phải tự tạo cho mình một năng lực đủ để kiếm sống mà không cần nhờ đến bằng cấp đào tạo.
④ こういうことになってしまった以上、私が責任を取って辞めるしか解決策はないだろう。
Đã đến nước này thì chỉ còn một cách giải quyết là tôi nhận lãnh trách nhiệm, từ chức mà thôi.
⑤ 私に通訳がちゃんとつとまるかどうかわかりませんが、お引き受けした以上は精一杯の努力はするつもりです。
Không biết là tôi có thể làm tròn chức vụ của một thông dịch viên hay không, nhưng một khi đã nhận lãnh công việc thì tôi quyết sẽ làm hết sức mình.
Ghi chú:
Dùng kèm sau những động từ biểu thị hành vi có yêu cầu về ý thức trách nhiệm hoặc về một sự chuẩn bị tinh thần nào đó, để diễn đạt ý nghĩa “(một khi đã ở) trong tình huống phải làm điều đó”. Tiếp theo sau là những từ ngữ nói lên sự quyết tâm, sự khuyến cáo, hoặc nghĩa vụ phải chu toàn trách nhiệm, phải chuẩn bị tinh thần để ứng phó với một tình huống như thế.
Cấu trúc 5
いじよう
A. いじょう(の)+ từ chỉ số lượng / N: từ chỉ số lượng /N vừa nêu
Ví dụ:
① 田中、木村、山本、吉田、以上の4人はあとで私のところに来なさい。
Tanaka, Kimura, Yamamoto, Yoshida, 4 em có tên vừa nêu, lát nữa hãy đến chỗ tôi.
② 東京、大阪、京都、神戸、福岡、札幌、以上6つの都市が今回の調査対象となります。
Tokyo, Osaka, Kyoto, Kobe, Fukuoka, Sapporo, 6 thành phố vừa nêu là đối tượng điều tra lần này.
③ 自分の長所、短所、自慢できること、今一番関心のあること、将来の夢、以上5点をはっきりさせて自己紹介文を書いてください
Đâu là những sở trường và sở đoản của mình, đâu là những điều mình có thể tự hào, những điều mình quan tâm nhất và đâu là những mơ ước về tương lai của mình, hãy viết một bài tự giới thiệu, nêu rõ 5 điều vừa kể.
④ 植物をむやみに採らないこと、火の後始末に気を付けること、トイレはきれいに使うこと、以上のことを必ず守ってキャンプしてください。
Không bẻ cây bừa bãi, phải cẩn thận với việc củi lửa, phải giữ gìn sạch sẽ chỗ vệ sinh, các em nhớ tuân thủ những điều trên đây, trong khi cắm trại.
⑤ 発音はきれいか、言語表現は適切か、内容興味を感じさせるか、訴えたいことははっきり伝わってくるか、以上のような点がスピーチの審査の時におもにポイントとなる。
Phát âm có chuẩn xác không, cách diễn đạt có thích hợp không, nội dung có hấp dẫn không, những điều mình muốn nói có được truyền đạt rõ ràng không, những điểm vừa nêu là những điểm đặc biệt quan trọng khi chấm thi hùng biện.
Ghi chú:
Dùng trong trường hợp liệt kê ra một số điều, rồi tập hợp chúng lại.
B. いじょう chấm hết / chỉ bao nhiêu đó thôi
Ví dụ:
⑥ 作業が終わり次第、必ず報告に来ること。以上。
Xong việc là phải đến báo cáo ngay. Chỉ bao nhiêu đó thôi.
⑦ 次の品物を記念品として贈呈します。置き時計一つ、木製本棚二つ、百科事典全20巻一式。以上です。
Xin tặng những thứ sau đây làm đồ lưu niệm. 1 đồng hồ để bàn, 2 tủ sách bằng gỗ, 1 bộ 20 cuốn từ điển bách khoa toàn tập. Chấm hết.
Ghi chú:
Diễn đạt ý nghĩa “Đó là tất cả những điều cần nói”, “Chấm hết”. Thường dùng khi soạn mục lục, sổ sách văn phòng.
Có thể bạn quan tâm