JPOONLINE
  • TRANG CHỦ
  • SƠ CẤP TIẾNG NHẬT
    • Nhập môn Tiếng Nhật
    • GIÁO TRÌNH MINA
      • Từ Vựng
      • Ngữ Pháp
      • 会話
      • 文型-例文
      • 練習 A
      • 練習 B
      • 練習 C
    • Giáo trình Yasashii Nihongo
    • Giáo Trình Shadowing trung cấp
    • Học tiếng nhật cơ bản III
      • NHK ver 01
      • NHK ver 02
    • GIÁO TRÌNH MIMIKARA
      • Mimikara Oboeru N3 ( Nghe )
      • Mimikara Oboeru N3 ( Ngữ Pháp )
  • MẪU CÂU TIẾNG NHẬT
    • Từ vựng N5
    • Mẫu câu ngữ pháp N5
    • Mẫu câu ngữ pháp N4
    • Mẫu câu ngữ pháp N3
    • Mẫu câu ngữ pháp N2
    • Mẫu câu ngữ pháp N1
  • KANJI
    • Giáo trình Kanji Look and Learn
    • Hán tự và từ ghép
    • 1000 Chữ hán thông dụng
    • Kanji giáo trình Minna no nihongo
    • Học Kanji mỗi ngày
  • Từ điển mẫu câu
No Result
View All Result
  • TRANG CHỦ
  • SƠ CẤP TIẾNG NHẬT
    • Nhập môn Tiếng Nhật
    • GIÁO TRÌNH MINA
      • Từ Vựng
      • Ngữ Pháp
      • 会話
      • 文型-例文
      • 練習 A
      • 練習 B
      • 練習 C
    • Giáo trình Yasashii Nihongo
    • Giáo Trình Shadowing trung cấp
    • Học tiếng nhật cơ bản III
      • NHK ver 01
      • NHK ver 02
    • GIÁO TRÌNH MIMIKARA
      • Mimikara Oboeru N3 ( Nghe )
      • Mimikara Oboeru N3 ( Ngữ Pháp )
  • MẪU CÂU TIẾNG NHẬT
    • Từ vựng N5
    • Mẫu câu ngữ pháp N5
    • Mẫu câu ngữ pháp N4
    • Mẫu câu ngữ pháp N3
    • Mẫu câu ngữ pháp N2
    • Mẫu câu ngữ pháp N1
  • KANJI
    • Giáo trình Kanji Look and Learn
    • Hán tự và từ ghép
    • 1000 Chữ hán thông dụng
    • Kanji giáo trình Minna no nihongo
    • Học Kanji mỗi ngày
  • Từ điển mẫu câu
No Result
View All Result
JPOONLINE
No Result
View All Result
Home Từ Điển Mẫu Câu Tiếng Nhật

させる

あいだ-2
Share on FacebookShare on Twitter

+ Diễn đạt ý nghĩa sai khiến. Trong trường hợp V trong 「V-させる」 là một động từ ngũ đoạn (nhóm 1), như 「行く→行かせる」 và 「飲む→飲ませる」 thì biến đổi phần đuôi của dạng từ điển thành đoạn ア (nghĩa là biến phần này thành một âm tiết có vần “a”), rồi thêm 「せる」 vào. Trường hợp một động từ nhất đoạn (nhóm 2), như「食べる一食べさせる」, thì thêmさせる」 vào sau thân từ.「する」 thì thành 「させる」 , 「来る」 thì thành「こさせる」.

+ Trong văn nói cũng thường dùng những dạng như 「行かす」、「飲ます」、「食べさす」。 Ý nghĩa cơ bản của câu sai khiến là “một người nào đó ra một mệnh lệnh hay chỉ thị, để cho người khác làm theo”. Nhưng dùng trong thực tế, nó có ý nghĩa rộng hơn nhiều so với ý nghĩa thường được gọi là sai khiến, ví dụ như “ép buộc”, “chỉ thị”, “bỏ mặc”, “cho phép”, v.v.
(Vd1) <ép buộc> 犯人は銀行員に現金を用意させた。 Hung thủ đã bắt nhân viên ngân hàng phải chuẩn bị sẵn tiền mặt.
(Vd2) < chỉ thị > 社長は秘書にタイプを打たせた。 Giám đốc đã yêu cầu thư kí đánh máy.
(Vd3) < không can thiệp > 疲れているようだったので、そのまま眠らせておいた。 Vì nó trông có vẻ mệt, nên tôi đã để yên cho nó ngủ.
(Vd4) < cho phép> 社長は給料を前借りさせてくれた。 Giám đốc đã cho tôi được mượn trước số lương chưa lãnh.
(Vd5) <bỏ mặc> 風呂の水をあふれさせるな。 Đừng để cho nước trong bồn tắm tràn ra ngoài (như thế).
(Vd6) < chăm sóc> 子供にミルクを飲ませる時間です。 Đã đến giờ cho em bé uống sữa.
(Vd7) <tự trách> 子どもを事故で死なせてしまった。 Tôi đã để cho con tôi bị chết vì tai nạn mất rồi.
(Vd8) <nguyên nhân> フロンガスが地球を温暖化させている。 Khí freon là nguyên nhân khiến cho trái đất nóng dần lên.

Cấu trúc 1

V-させる

A. NがNにNをV-させる ai (N) khiến… ai (N) làm một điều gì (N)

Ví dụ

①  教師きょうしが学生がくせいに本ほんを読よませた。
  Giáo viên đã cho học sinh đọc sách.

②  犯人はんにんは銀行員ぎんこういんに現金げんきんを用意よういさせた。
  Thủ phạm đã buộc nhân viên ngân hàng phải chuẩn bị sẵn tiền mặt.

③  A:機械きかいがまた故障こしょうなんですが…。

  A: Máy lại bị hỏng rồi…

  B:申もうし訳わけありません。すぐに係かかりの者ものを伺うかがわせます。
  B: Xin lỗi. Tôi sẽ cho nhân viên phụ trách đến sửa ngay ạ.

④  山田やまだはひどい奴やつだ。旅行中りょこうちゅうずっと僕ぼくに運転うんてんさせて、自分じぶんは寝ねてるんだよ。
  Yamada là một đứa xấu chơi. Trong suốt chuyến du lịch, nó cứ bắt tôi lái xe để cho nó được ngủ.

Ghi chú :

Diễn đạt nhiều loại ý nghĩa khác nhau như ép buộc, chỉ thị, bỏ mặc, v.v… Đây là hình thức một câu dùng tha động từ có dạng [NがNをV (tha động từ)] biến đổi thành một câu sai khiến có dạng 「NがNにNをV-させる」. Chủ ngữ trong câu dùng tha động từ 「Nが」 sẽ biến thành 「Nに」.

B. Nが N を/に V-させる ai (N) khiến… ai (N) làm gì

Ví dụ

①  子こどもを買かい物ものに行いかせた。
  Tôi đã sai trẻ đi mua đồ.

②  社長しゃちょうは、まず山田やまだをソファーにかけさせて、しばらく世間話せけんばなしをしてから退職たいしょくの話はなしを切きりだした。
  Trước hết, giám đốc bảo cậu Yamada ngồi vào ghế sofa, rồi sau một hồi chuyện gẫu, đã bắt đầu nói đến chuyện thôi việc của câu ta.

③  最近さいきんは小学生しょうがくせいを塾じゅくに通かよわせる親おやが多おおい。
  Dạo này, có nhiều người cho con cái, đang còn học tiểu học, đến học ở các lớp dạy thêm.

④  大おおきな契約けいやくだから、新入社員しんにゅうしゃいんに行いかせるのは心配しんぱいだ。
  Vì đây là một hợp đồng lớn, nên phái một nhân viên mới vào hãng đi, tôi thấy không được yên tâm.

Ghi chú :

Diễn đạt nhiều loại ý nghĩa khác nhau như ép buộc, chỉ thị, buông thả, v.v… Đây là hình thức một câu dùng tự động từ có dạng 「NがV (tự động từ biến đổi thành câu sai khiến có dạng 「NがNを/にV-させる」. Thường thì chủ ngữ của câu có tự động từ 「Nが」 sẽ biến thành 「Nを」 nhưng cũng có thể biến thành 「Nに」.

C. NがNをV-させる<人> ai khiến… cho ai làm gì <đối tượng là người>

Ví dụ

①  彼かれは、いつも冗談じょうだんを言いってみんなを笑わらわせる。
  Nó thì lúc nào cũng bông đùa khiến cho ai nấy đều buồn cười.

②  就職試験しゅうしょくしけんを受うけなかったために、父ちちをすっかり怒おこらせてしまった。
  Tôi đã khiến cho cha tôi giận dữ vì đã không tham dự kì thi tuyển nhân viên của hãng.

③  私わたしは子供こどもの頃ころは乱暴らんぼうで、近所きんじょの子こをよく泣なかせていた。
  Hồi nhỏ, tôi tính tình hung hăng, thường hay làm cho trẻ con hàng xóm phải khóc.

④  二年にねんも続つづけて落第らくだいして母ははをがっかりさせた。
  Tôi thi trượt liền hai năm, khiến cho mẹ tôi chán nản.

⑤  厳きびしくしつけすぎて、息子むすこをすっかりいじけさせてしまった。
  Vì kèm cặp quá nghiêm khắc, tôi đã biến con trai mình thành một đứa trẻ rụt rè, nhút nhát.

⑥  子こどもを交通事故こうつうじこで死しなせてからというもの、毎日まいにちが失意しついのどん底そこであった。
  Ngày này qua ngày khác, anh ấy sống trong nỗi thất vọng cực cùng, kể từ khi sơ ý, khiến cho con mình phải chết vì tai nạn giao thông.

Ghi chú :

Diễn đạt ý nghĩa “khiến cho ai phải làm gì” hoặc “là nguyên nhân đưa tới sự việc ai đó làm gì”. Đây là những câu sai khiến dùng tự động từ chỉ những hành động mà tự mình không kiềm chế được, như 「泣く」(khóc), 「笑う」(cười), 「怒る」 (giận), v.v… Chủ ngữ 「Nが」trong câu có dạng 「NがV(tự động từ)」 sẽ biến thành 「Nを」 trong câu sai khiến. Ví dụ (5) diễn tả tâm trạng tự trách mình, trước một sự việc đáng tiếc, vì dù sao thì mình cũng ở vào cương vị một kẻ (làm cha làm mẹ có bổn phận phải) bảo vệ (con cái), tuy sự việc xảy ra không phải do mình cố ý, cũng không phải có nguyên nhân ở nơi mình.

D. NがNをV-させる ai làm … cho cái gì phải thế nào <đối tượng là vật>

Ví dụ

①  シャーベットは、果汁かじゅうを凍こおらせて作つくります。
  Món kem nước quả làm bằng cách cho đông lạnh nước quả.

②  打撲だぼくの痛いたみには、タオルを水みずで湿しめらせて冷ひやすとよい。
  Chỗ bị đau do va đập, nên lấy khăn thấm nước cho ướt, rồi chườm lên cho mát.

③  貿易ぼうえきの不均衡ふきんこうが日米関係にちべいかんけいを悪化あっかさせている。
  Sự mất quân bình về mậu dịch đang làm cho quan hệ Nhật – Mĩ trở nên căng thẳng.

④  金融不安きんゆうふあんが、日本にほんの経済状態けいざいじょうたいを悪化あっかさせる原因げんいんとなっている。
  Mối bất an về tiền tệ đã trở thành nguyên nhân khiến cho tình hình kinh tế của Nhật Bản xấu đi.

⑤  子供達こどもたちは目めを輝かがやかせて話はなしに聞きき入いっている。
  Mấy đứa trẻ mắt sáng lên, đang chăm chú lắng nghe câu chuyện.

⑥  猫ねこは目めを光ひからせて暗闇くらやみに潜ひそんでいる。
  Chú mèo, cặp mắt sáng lên, đang phục sẵn trong bóng tối.

Ghi chú :

Diễn đạt ý nghĩa “làm cho cái gì trở nên như thế nào”, “là nguyên nhân khiến cho cái gì thay đổi như thế nào”. Đây là cách dùng để tạo ra tha động từ, cho những tự động từ vốn không có tha động từ tương ứng,như 「凍る」(đông lạnh),「湿る」 (ẩm ướt). Những cách nói như 「目を輝かせる/光らせる」、trong các ví dụ (5) và (6) là những cách nói có tính thành ngữ.

Cấu trúc 2

V-させてあげる< cho phép >

Ví dụ

①  そんなにこの仕事しごとがやりたいのなら、やらせてあげましょう。
  Anh đã muốn làm công việc này như thế thì tôi sẽ để cho anh làm.

②  従業員じゅうぎょういんたちもずいぶんよく働はたらいてくれた。2、3日休にちやすみをとらせてやってはどうだろう。
  Nhân viên họ cũng đã cần cù làm việc cho hãng, thiết tưởng ta cũng nên chấp thuận cho họ được nghỉ 2, 3 hôm.

③  きのうの晩ばん、ずいぶん遅おそくまで勉強べんきょうをしていたようだから、もう少すこし休やすませてあげましょう。
  Ta nên để cho nó nghỉ thêm một chút nữa, vì tối qua hình như nó học đến mãi tận khuya thì phải.

Ghi chú :

Lối nói này kết hợp dạng sai khiến với 「あげる」 hoặc 「やる」 , để diễn đạt nghĩa cho phép hoặc để mặc cho ai muốn làm gì thì làm.

Cấu trúc 3

V-させておく< phó mặc, không can thiệp >

Ví dụ

①  甘あまえて泣ないているだけだから、そのまま泣なかせておきなさい。
  Nó khóc thế chỉ là để nhõng nhẽo mà thôi, anh cứ để mặc cho nó muốn khóc bao lâu thì khóc.

②  注意ちゅういしたってどうせ人ひとの言いうことなんか聞きこうとしないんだ。勝手かってに好すきなことをさせておけばいいさ。
  Có lên tiếng lưu ý đi nữa thì cũng có bao giờ nó thèm nghe đâu. Anh cứ để mặc cho nó muốn làm gì thì làm là hơn.

③  夕方ゆうがたになると急きゅうに冷びえ込こみますから、あんまり遅おそくまで遊あそばせておいてはいけませんよ。
  Cứ đến chiều là trời lại trở lạnh đột ngột. Anh nhớ đừng cho con chơi (ở ngoài trời) lâu quá nhé.

Ghi chú :

Lối nói này kết hợp dạng cầu khiến với 「おく」 để diễn đạt nghĩa để mặc cho ai muốn làm gì thì làm.

Cấu trúc 4

V-させてください < xin được phép >

Ví dụ

①  申もうし訳わけありませんが、今日きょうは少すこし早はやく帰かえらせてください。
  Thành thực cáo lỗi cùng quý vị. Hôm nay cho phép tôi được về sớm một chút.

②  A:だれか、この仕事しごとを引ひき受うけてくれませんか。

  A: Có ai chịu nhận làm việc này không ?

  B:ぜひ、私わたしにやらせてください。
  B: Dứt khoát xin ông hãy cho tôi được đảm nhận.

③  A:私わたしが御馳走ごちそうしますよ。

  A: Chỗ này, để tôi trả nhé.

  B:いや、いつも御馳走ごちそうになってばかりですので、ここは、私わたしに払はらわせてください。
  B: Không được. Vì lúc nào cũng được anh trả cho hoài, nên chỗ này xin để cho tôi được trả.

④  少すこし考かんがえさせていただけますか。
  Cho phép tôi được suy nghĩ một chút nhé.

⑤  期日きじつについては、こちらで決きめさせていただけるとありがたいのですが…。
  Về ngày giờ, nếu chúng tôi được phép ấn định thì thật là may mắn.

Ghi chú :

Diễn đạt nghĩa yêu cầu được phép (làm gì), bằng cách kết hợp dạng sai khiến với những lối nói dùng khi nhờ cậy như 「ください」,「いただけますか」 v.v… Cũng có thể dùng làm lời đề nghị lễ phép, như trong (3).

Cấu trúc 5

V-させてもらう/くれる< ân huệ > tôi được cho V / cho tôi được V

Ví dụ

①  両親りょうしんが早はやく亡なくなったので、姉あねが働はたらいて私わたしを大学だいがくに行いかせてくれた。
  Vì cha mẹ tôi mất sớm, nên chị tôi đã phải đi làm cho tôi được vào đại học .

②  金婚式きんこんしきのお祝いわいに、子こども達たちにハワイに行いかせてもらった。
  Chúng tôi đã được con cái cho đi Hawai chơi, như là một món quà mừng 50 năm ngày cưới.

③  ≪結婚式けっこんしきのスピーチ≫新婦しんぷの友人ゆうじんを代表だいひょうして、一言ひとことご挨拶あいさつさせていただきます。
  < phát biểu tại lễ cưới> Thay mặt cho bạn hữu của cô dâu, chúng tôi xin được phát biểu vài lời.

④  ≪パーティーで≫では、僭越せんえつではございますが、乾杯かんぱいの音頭おんどをとらせていただきます。
  < phát biểu tại buổi tiệc> Xin mạo muội được đề nghị quý vị cùng nâng li chúc mừng.

Ghi chú :

Diễn đạt ý nghĩa, theo đó sự cho phép hoặc sự phó mặc, không can thiệp được tiếp nhận như là một ân huệ, bằng cách kết hợp dạng cầu khiến với 「もらう」、「くれる」. (3) và (4) là những lối nói có tính chất thành ngữ, dùng để mào đầu trong những câu chào hỏi. Đây là những lối nói khiêm tốn, với hàm ý người nói cho rằng được làm một việc như thế là một niềm vinh hạnh.

Cấu trúc 6

V-させられる< thụ động của cầu khiến > bị buộc phải V

[NがNにVさせられる]

Ví dụ

①  きのうは、お母かあさんに3時間じかんも勉強べんきょうさせられた。
  Hôm qua, tôi đã bị mẹ tôi bắt phải học đến 3 tiếng đồng hồ.

②  先輩せんぱいに無理むりに酒さけを飲のまされた。
  Tôi đã bị một người đàn anh ép buộc phải uống rượu.

③  この歳としになって、海外かいがいに転勤てんきんさせられるとは思おもってもみなかった。
  Tôi thật không ngờ là đã đến tuổi này rồi mà vẫn còn bị thuyên chuyển ra nước ngoài làm việc.

④  山下やましたさんは、毎日遅まいにちおそくまで残業ざんぎょうさせられているらしい。
  Hình như anh Yamashita ngày nào cũng bị buộc phải làm thêm đến khuya.

⑤  きのうのサッカーの試合しあいは、逆転ぎゃくてんにつぐ逆転ぎゃくてんで最後さいごまでハラハラさせられた。
  Trận bóng đá hôm qua, hết bên này lật ngược thế cờ, lại đến phiên bên kia lật ngược trở lại, tôi xem mà cứ hồi hộp suốt từ đầu đến cuối.

Ghi chú :

Đây là những câu thụ động được tạo ra bằng cách biến đổi một câu cầu khiến có dạng 「XがYにV-させる」 thành một câu có dạng 「YがXにV-させられる」 tức là một câu nói được diễn đạt theo điểm nhìn của Y. Dùng trong trường hợp Y cảm thấy “bị làm phiền hoặc khó chịu”, vì bị X ép buộc phải làm một điều gì. Trường hợp những động từ thuộc loại ngũ đoạn (nhóm 1), như 「行く」、「読む」thì thường dùng những dạng 「行かされる」、「読まされる」 thay cho 「行かせられる」、「読ませられる」.

JPOONLINE

Có thể bạn quan tâm

  • いくら

  • いかに

  • いかなる

  • いがい

Tags: させる
Previous Post

Chữ 沢 ( Trạch )

Next Post

さぞ…ことだろう

Related Posts

あいだ-2
Từ Điển Mẫu Câu Tiếng Nhật

それほど

あいだ -1
Từ Điển Mẫu Câu Tiếng Nhật

いずれにせよ

あいだ -1
Từ Điển Mẫu Câu Tiếng Nhật

それまでだ

あいだ-2
Từ Điển Mẫu Câu Tiếng Nhật

けっして…ない

あいだ -1
Từ Điển Mẫu Câu Tiếng Nhật

ときとして

あいだ-2
Từ Điển Mẫu Câu Tiếng Nhật

とはいえ

Next Post
あいだ -1

さぞ…ことだろう

Recent News

Chữ 一 ( Nhất )

Chữ 用 ( Dụng )

Bài 1 : WATASHI  WA  ANNA  DESU ( Tôi là Anna.)

Bài 17 : OSUSUME WA NAN DESU KA ( Chị khuyên tôi nên mua cuốn nào? )

Bật mí cách làm đẹp của phụ nữ Nhật Bản đơn giản, hiệu quả

Bật mí cách làm đẹp của phụ nữ Nhật Bản đơn giản, hiệu quả

あいだ-2

をもとに

あいだ-2

てくださる

あいだ -1

ならでは

[ Mẫu câu ngữ pháp N3 ] Câu 2 : ~ようになる~ ( Trở nên , trở thành )

[ Mẫu câu ngữ pháp N3 ] Câu 4 : とても~ない ( Không thể nào mà )

あいだ -1

ではあるまいか

Chữ 千 ( Thiên )

Chữ 宮 ( Cung )

[ Hán tự và từ ghép ] Bài 1

[ Hán tự và từ ghép ] Bài 24

JPOONLINE

© 2023 JPOONLINE.

Navigate Site

  • JPOONLINE : CHUYÊN TRANG DU LỊCH – ẨM THỰC – HỌC HÀNH

Follow Us

No Result
View All Result
  • TRANG CHỦ
  • SƠ CẤP TIẾNG NHẬT
    • Nhập môn Tiếng Nhật
    • GIÁO TRÌNH MINA
      • Từ Vựng
      • Ngữ Pháp
      • 会話
      • 文型-例文
      • 練習 A
      • 練習 B
      • 練習 C
    • Giáo trình Yasashii Nihongo
    • Giáo Trình Shadowing trung cấp
    • Học tiếng nhật cơ bản III
      • NHK ver 01
      • NHK ver 02
    • GIÁO TRÌNH MIMIKARA
      • Mimikara Oboeru N3 ( Nghe )
      • Mimikara Oboeru N3 ( Ngữ Pháp )
  • MẪU CÂU TIẾNG NHẬT
    • Từ vựng N5
    • Mẫu câu ngữ pháp N5
    • Mẫu câu ngữ pháp N4
    • Mẫu câu ngữ pháp N3
    • Mẫu câu ngữ pháp N2
    • Mẫu câu ngữ pháp N1
  • KANJI
    • Giáo trình Kanji Look and Learn
    • Hán tự và từ ghép
    • 1000 Chữ hán thông dụng
    • Kanji giáo trình Minna no nihongo
    • Học Kanji mỗi ngày
  • Từ điển mẫu câu

© 2023 JPOONLINE.