Cấu trúc
[V-よう]
+Đây là một hình thức biến đổi của động từ, dùng để biểu thị ý chí hoặc suy đoán của người nói.「-よう」 đi sau dạng liên dụng của động từ nhóm 2 (động từ nhất đoạn), ví dụ như 「見よう」,「食べよう」.Động từ 「来る」,「する」 sẽ biến đổi thành「こよう」,「しよう」.
+Trường hợp động từ nhóm 1 (động từ ngũ đoạn), ta thêm âm 「-う」 vào sau những âm thuộc đoạn お.
+Ví dụ : 「行こう」、「読もう」、「話そう 」. Thể lịch sự là「R-ましょう」, ví dụ như 「食べましよう」、「行きましよう」.
Cấu trúc 1
V-よう < ý hướng >
Sử dụng những động từ chỉ hành vi có chủ ý, để biểu thị ý muốn thực hiện hành vi đó. Tuỳ theo tình huống được sử dụng, có những cách dùng khác nhau như “đề nghị”, “mời gọi”, “yêu cầu gián tiếp”, v.v…
Trong cách nói lịch sự, có những dạng như 「…しましょう/いたしましよう」.
A. V-よう < ý chí > mình sẽ V
Ví dụ:
① 夏休みには海に行こう。
Nghỉ hè, mình sẽ đi biển.
② 来年こそはよい成績がとれるように頑張ろう。
Mình sẽ cố gắng để làm sao năm tới phải đạt được kết quả học tập tốt.
③ 何にもすることないから、テレビでも見ようっと。
Vì chẳng có việc gì làm, vậy mình sẽ xem tivi chẳng hạn.
④ はっきり申しましょう。あなたにはこの仕事は無理です。
Tôi muốn nói rõ cho anh biết. Anh không đủ sức làm được việc này.
⑤ A:今夜一杯いかがですか。
A: Tối nay, uống với tôi 1 li nhé.
B:そうですねえ。今日は遠慮しておきましょう。
B: Chuyện đó thì … Hôm nay cho tôi xin khước từ.
Ghi chú:
Dùng cho những động từ chỉ hành vi có chủ ý, biểu thị ý chí của người nói muốn thực hiện hành vi đó. 「V-ようっと」 ở ví dụ (3) là cách nói độc thoại dùng trong văn nói. Cũng có khi được phát âm ngắn lại là 「V-よっと」.
B. V-よう< đề nghị > để tôi V
Ví dụ:
① 足が痛いのか。おぶってやろう。
Đau chân hả ? Để bố cõng.
② 忙しいのなら、手伝ってあげよう。
Nếu bạn bận rộn, để tôi phụ giúp bạn.
③ その荷物、お持ちしましょう。
Hành lí đó để tôi mang cho.
④ 切符は私が手配いたしましょう。
Vé, tôi sẽ lo.
⑤ 駅までお送りしましょう。
Để tôi đưa anh ra đến ga.
Ghi chú:
Sử dụng để người nói đề nghị làm một việc gì đó cho đối phương. Thường người nói có ý muốn thực hiện những hành vi có lợi cho đối phương. Những cách nói khiêm nhường là 「…いたしましょう」,「お…しましょう/いたしましょう」, như các ví dụ từ (3) đến (5).
C. V一よう < mời gọi > cậu hãy V / chúng ta hãy V
Ví dụ:
① 君もいっしょに行こうよ。
Bạn cũng hãy cùng đi với chúng tôi đi.
② 一度ゆっくり話し合おう。
Chúng ta hãy thong thả bàn chuyện ấy một lần đi.
③ 今夜は飲み明かそうよ。
Tối nay chúng ta hãy uống rượu cho đến sáng đi.
④ お待たせしました。では出かけましょう。
Xin lỗi đã để quý vị chờ. Vậy, chúng ta đi thôi.
Ghi chú:
Dùng để mời gọi người nghe cùng hành động với mình. Trong cách nói < đề nghị > ở phần b, chỉ có người nói là kẻ thực hiện hành động; thì ngược lại, cách nói < mời gọi > này là mẫu câu kêu gọi người nghe cũng cùng hành động với mình.
D. V-よう < hô hào > chúng ta hãy V
Ví dụ:
① 横断する時は左右の車に注意しよう。
Khi băng qua đường, chúng ta hãy để ý xe cộ ở hai bên.
② 飲酒運転は絶対に虚けよう。
Chúng ta hãy tránh tuyệt đối việc lái xe sau khi uống rượu.
③ 食事の前には手を洗いましょう。
Trước khi ăn, chúng ta hãy rửa tay.
④ 動物にいたずらしないようにしましょう。
Chúng ta hãy cố gắng đừng quấy phá động vật.
Ghi chú:
Sử dụng để hô hào nhiều người “thực hiện hay không thực hiện một hành động nào đó”. Thường được sử dụng trong các áp phích quảng cáo hay trong các khẩu hiệu trên băng rôn căng dọc, để hô hào mọi người làm theo những điều đó.
E. もらおう/V-てもらおう xin hãy V / xin mời V
Ví dụ:
① ビールをもう一本もらおう。
Cho thêm một chai bia nữa đi.
② あんたには死んでもらおう。
Mày sẽ phải chết.
③ ちょっと警察署まで来ていただきましょう。
Xin mời ông đến cơ quan cảnh sát một lát.
Ghi chú:
Sử dụng dạng 「(V-て)もらおう/いただこう」 để yêu cầu gián tiếp người nghe thực hiện một hành động nào đó. Nghĩa tương tự với những cách nói yêu cầu như 「ビールをください」, 「死んでくれ」, 「来てください」; nhưng cách nói 「(V-て)もらおう」có nét nghãi áp đặt yêu cầu một chiều của người nói mạnh hơn. Nếu không phải là những người có đại vị cao trong xã hội hoặc có quyền uy trong công việc thì khó sử dụng.
Cấu trúc 2
V-よう< suy đoán >
Là cách nói hơi cổ của 「だろう」 , biểu thị sự suy đoán của người nói. Mang tính văn viết. Hình thức「A-かろう」 của tính từ イ như「よかろう/寒かろう」 cũng có cách sử dụng giống như vậy. Trong văn nói thì sử dụng 「だろう(と思う)」,「でしょう」.
A. V-よう có lẽ
Ví dụ:
① 場合によっては延期されることもあろう。
Tuỳ theo trường hợp cũng có khi được dời lại.
② この点については次のようなことが言えよう。
Về điểm này, có thể nói như sau.
③ 午後からは全国的に晴れましょう。
Có lẽ từ đầu buổi chiều thời tiết sẽ tốt trên khắp cả nước.
④ 山沿いでは雪になりましょう。
Ở vùng ven núi có lẽ sẽ có tuyết rơi.
Ghi chú:
Diễn tả sự suy đoán của người nói. Thường sử dụng những động từ không biểu thị ý chí như「ある」, 「なる」, hoặc những động từ chỉ khả năng như 「言える」, 「できる」, 「えら考れる」, 「あり得る」. Hình thức phủ định là 「V-まい」.
Là cách nói hơi cổ mang tính văn viết. Trong văn nói, ta sử dụng 「だろう」. Còn「V- ましょう」 là thể lịch sự của 「V-よう」, ngày xưa được sử dụng trong các dự báo thời tiết, nhưng hiện nay thì sử dụng 「でしょう」.
B. V-ようか có thể / có lẽ V chăng
Ví dụ:
① 結論としては、次のようなことが言えようか。
Để kết luận, tôi có thể nói như sau được chăng ?
② こんなひどいことをする人間がこの世にあろうか。
Trên đời này, có thể nào lại có người làm những việc tồi tệ như thế này chăng ?
③ こんなに貧しい人達をどうして放っておけようか。
Sao lại có thể bỏ mặc những người nghèo như thế này được nhỉ ?
④ そんな馬鹿げたことがありえましょうか。
Làm gì có một chuyện điên rồ như thế !
Ghi chú:
Là cách nói mang tính văn viết của 「だろうか」 . Biểu thị sự nghi vấn hoặc phản ngữ (cách nói có ý nghĩa ngược lại). Từ ví dụ (2) đến ví dụ (4) là những cách nói phản ngữ, có thể giải thích là 「…だろうか。いやそうではない」 (có thể … chăng? Không, không thể … như thế được). Thường sử dụng thể thông thường.
Cấu trúc 3
V-ようか < ý hướng >
Là cách nói gắn trợ từ nghi vấn「か」 vào dạng ý hướng của động từ 「V-よう」 . Sử dụng trong trường hợp có phần không chắc trong ý hướng của chính bản thân người nói, hoặc dùng để hỏi ý hướng của người nghe. Cách dùng cơ bản thì giống với 「V-よう」 nhưng do gắn thêm trợ từ「か」, mà có điểm khác nhau là thêm vào ý nghi ngờ hoặc ý dò hỏi.
A. V-ようか < ý chí > mình / ta … sẽ V chăng
Ví dụ:
① どうしようか。
Mình làm thế nào bây giờ đây ?
② 昼ご飯は何にしようかな。
Cơm trưa, chúng ta sẽ ăn gì đây ?
③ 行こうか、それともやめておこうか。
Ta nên đi hay là nên thôi ?
④ 私の考えていること、白状しちゃおうか。
Tôi sẽ bộc bạch ra đây những điều tôi suy nghĩ nhé ?
⑤ こんな仕事やめてしまおうかしら。
Không chừng tôi sẽ bỏ một công việc như thế này thôi.
⑥ これからどうして暮らしていこうか。
Từ bây giờ mình sẽ sống bằng cách nào đây ?
Ghi chú:
Diễn tả trạng thái người nói do dự sẽ thực hiện hành vi đó hay không, hoặc chưa quyết ý. Ngoài trợ từ 「か」 ra, cũng có khi gắn các từ 「かな」, 「かしら」. 「かな」, 「かしら」 là những cách nói đọc thoại, nên khó sử dụng với hình thức lịch sự, nên thường không nói 「ましょうかな/ましょうかしら」 .
B. V-ようか < đề nghị > để tôi V nhé
Ví dụ:
① 君の代わりに僕がやろうか。
Để tớ làm thay cho cậu nhé.
② 荷物、僕が持とうか。
Hành lí để tớ xách cho nhé.
③ 何かお手伝いしましょうか。
Tôi có thể phụ giúp bạn việc gì không ?
④ いいこと教えてあげましょうか。
Để tôi cho bạn biết một điều tốt đẹp nhé.
Ghi chú:
Sử dụng được cả ngữ điệu lên giọng lẫn xuống giọng; nhưng khi nói với ngữ điệu lên giọng thì có ý dò hỏi mạnh hơn.
C. V-ようか < mời gọi > chúng ta V nhé
Ví dụ:
① 結婚しようか。
Chúng mình kết hôn nhé.
② 何時に待ち合わせしようか。
Chúng ta hẹn gặp nhau lúc mấy giờ nhỉ ?
③ どこかで食事しましょうか。
Chúng mình dùng bữa ở đâu đó nhé.
④ いっしょに海外旅行しましょうか。
Chúng mình cùng đi du lịch ở nước ngoài nhé.
Ghi chú:
Sử dụng để mời gọi người nghe cùng hành động với người nói. Thường được nói bằng ngữ điệu hạ thấp giọng; nhưng khi nói với ngữ điệu lên giọng thì có ý đòi hỏi mạnh hơn.
D. もらおうか/V-てもらおうかxin anh/xin anh làm ơn V giùm tôi nhé
Ví dụ:
① お茶を一杯もらおうか。
Anh cho một li trà nhé.
② これ、コピーしてもらおうか。
Anh photo dùm tôi cái này nhé.
③ 君には、しばらく席をはずしていただきましょうか。
Anh có thể tạm thời rời khỏi chỗ ngồi cho tôi được không ?
④ A:もうすぐ、帰ると思います。
A: Có lẽ ông ấy sắp νề.
B:じゃ、ここで待たせてもらいましょうか。
B: Vậy, xin anh cho tôi chờ ở đây nhé.
Ghi chú:
Dùng để yêu cầu một cách gián tiếp người nghe thực hiện một hành động. Nhờ gắn thêm trợ từ 「か」, nên có thêm hàm ý “người nói vừa mới nghĩ ra như thế” hoặc “thêm vào tâm trạng ngần ngại của người nói”; đồng thời ý nghĩa yêu cầu mang tính một chiều này cũng trở nên mềm mỏng hơn so với trường hợp không có trợ từ này. Thông thường, những người có địa vị cao trong xã hội hay sử dụng để nói với những người ở vai dưới mình.
Cấu trúc 4
V-ようが
+Là cách nói mang tính văn viết của「V-ても」, biểu thị ý nghĩa “dù có làm như thế nào đi nữa, dù là tình trạng như thế nào đi nữa”. Theo sau là những sự việc xảy ra bất chấp điều đó, hoặc là những cách nói biểu thị sự quyết tâm, yêu cầu, hoặc đánh giá như「自由だ/勝手だ」 (tự do / tuỳ ý). Có nhiều trường hợp có thể thay bằng 「V-ようと」 nhưng cũng có trường hợp không thay bằng 「ても」 được.
A. V-ようが dù / mặc dù V đi nữa
Ví dụ:
① どこで何をしようが私の勝手でしょう。
Dù tôi có làm gì ở đâu đi nữa, cũng là tuỳ ý tôi thôi.
② 人になんと言われようが、自分の決めたことは実行する。
Dù ai có nói gì đi nữa, tôi vẫn thực hiện những chuyện mình đã quyết định.
③ 彼がどうなろうが、私の知ったことではない。
Dù anh ta có ra sao đi nữa, tôi cũng không cần biết.
Ghi chú:
Diễn tả rằng sự việc phía sau xảy ra mà không bị câu thúc bởi sự việc phía trước. Nửa vế sau thường sử dụng những cách nói biểu thị ý chí, quyết tâm, hoặc đánh giá như 「自由だ/勝手だ」 (tự do / tuỳ ý).
B. V―うがV-ようが dù V1 hay V2 đi nữa
Ví dụ:
① 出掛けようが家にいようが、あなたの自由です。
Đi hay ở nhà là tự do của bạn.
② 雨が降ろうがやりが降ろうが、試合は決行します。
Dù có mưa bão, dù có gặp khó khăn trở ngại đi nữa, tôi cũng nhất quyết tiến hành trận đấu.
③ みんなに笑われようがバカにされようが、気にしない。
Dù có bị mọi người chê cười, hay xem thường tôi cũng chẳng bận tâm.
Ghi chú:
Lặp lại hai sự Việc tương tự hoặc hai sự việc hoàn toàn tương phản, để diễn tả ý nghĩa “dù cho chuyện gì xảy ra đi nữa / dù cho có làm gì đi nữa, …”. Cách dùng giống như mục a đã nêu ở trên.
C. V-ようがV-まいが dù có V hay không
Ví dụ:
① あなたが出席しようがしまいが、私は出席します。
Dù bạn có tham dự hay không, tôi vẫn tham dự.
② 勉強をやろうがやるまいが私の勝手でしょう。
Học hay không học là tuỳ ý tôi chứ.
③ パーティーは参加しようがしまいが、皆さんの自由です。
Bữa tiệc thì, tham gia hay không tham gia là quyền tự do của các bạn.
Ghi chú:
Sử dụng dạng ý hướng khẳng định và phủ định của cùng một động từ, để diễn tả ý nghĩa “cho dù có chọn hành động nào đi nữa, …”. Là cách nói trang trọng của 「…してもしなくても」 (dù làm hay không làm).
Cấu trúc 5
V-ようじやないか Chúng ta hãy V
Ví dụ:
① 一緒に飲もうじゃないか。
Chúng ta hãy cùng nhau uống rượu đi nào !
② みんなでがんばろうじゃないか。
Tất cả mọi người hãy cùng nhau cố gắng lên nào !
③ よし、そんなにおれと喧嘩したいのなら、受けて立とうじゃないか。
Được thôi, nếu muốn gây với tao như thế, thì hãy đứng lên cùng gây nào !
④ 今夜は、語り明かそうではありませんか。
Nào đêm nay, chúng ta sẽ cùng nhau nói chuyện cho đến sáng nhé!
Ghi chú:
Gắn vào một động từ chỉ hành vi có chủ ý, để biểu thị mạnh mẽ ý chí của mình, hoặc để hô hào người nghe cùng thực hiện hành động. Ý nghĩa thúc giục người nghe mạnh hơn là 「V-ようか」 và chủ yếu là nam giới sử dụng. Phụ nữ thường dùng 「…ましょう」 ‘.Hình thức lịch sự là 「…ようではありませんか/ないで すか」.
Cấu trúc 6
V-ようと
Là cách nói mang tính văn viết của 「V-ても」, diễn tả ý nghĩa “dù có làm như thế nào / dù là tình huống như thế nào”. Ở nửa câu sau, là những sự việc xảy ra bất chấp điều đó, hoặc những đánh giá như 「自由だ」(tự do), 「勝手だ」 (tuỳ ý). Nhiều trường hợp có thể nói thay bằng 「V-ようが」, nhưng có những trường hợp không thể nói thay bằng 「ても」.
A. V-ようと cho dù có V
Ví dụ:
① なにをしようと私の自由でしょう。
Cho dù tôi có làm gì thì cũng là tự do của tôi, phải vậy không?
② どこへ行こうとあなたの勝手です。
Anh có đi đâu đi nữa, là tuỳ ý anh.
③ どんなに馬鹿にされようと腹をたてるでもなく彼はひたすら働いている。
Dù có bị xem thường như thế nào, anh ta vẫn không hề tức giận, vẫn hết lòng làm việc.
Ghi chú:
Biểu thị rằng sự việc ở vế sau không bị câu thúc bởi sự việc ở vế trước. Nửa câu sau là những cách nói diễn đạt ý nghĩa như 「勝手だ/自由だ/関係ない」(tuỳ ý / tự do / chẳng liên quan).
B. V-ようとV-ようと dù là … hay là …
Ví dụ:
① 努力しようと怠けようと結果がすべてだ。
Dù có cố gắng hay lười biếng, thì kết quả vẫn là tất cả.
② あなたが泣こうとわめこうと、僕には関係ない。
Dù anh có khóc lóc hay kêu gào thì cũng chẳng liên can gì đến tôi.
③ 行こうとやめようと私の勝手だ。
Đi hay không là tuỳ ý tôi.
④ 遊ぼうと勉強しようとお好きなようにしてください。
Dù là chơi hay là học, anh cứ làm những gì mình thích.
⑤ 煮て食おうと焼いて食おうとご自由に。
Nấu ăn hay nướng ăn, anh cứ tự do làm theo ý mình.
⑥ 駆け落ちしようと心中しようと勝手にしろ。
Dù có rủ nhau bỏ trốn hay cùng nhau tự sát thì cũng hãy tự quyết định lấy.
Ghi chú:
Trình bày thành một cặp hai sự việc hoàn toàn trái ngược hoặc hai sự việc tương tự, để diễn tả ý nghĩa “dù có làm gì đi nữa cũng không sao / cứ tự do” hoặc diễn tả ý nghĩa rằng “dù chọn hành động nào đi nữa, thì sự việc sau cũng vẫn xảy ra, chẳng liên quan gì tới sự lựa chọn đó cả”.
C. V-ようとV一まいと dù có V hay không V
Ví dụ:
① 行こうと行くまいとあなたの自由だ。
Đi hay không đi, đó là quyền tự do của anh.
② たくさん食べようと食べまいと料金は同じだ。
Dù ăn nhiều hay không cũng cùng một giá tiền.
③ 君が彼女に会おうと会うまいと僕には関係のないことだ。
Dù bạn gặp hay không gặp cô ấy, chuyện đó không liên quan gì với tôi.
Ghi chú:
Diễn tả ý nghĩa “dù làm hay không làm việc gì đó, …”.
D. V-ようとも giả dụ V / dù V tới đâu đi nữa
Ví dụ:
① 皆にどんなに反対されようとも決めたことは実行する。
Dù có bị mọi người phản đối thế nào đi nữa, tôi vẫn thực hiện những việc mà tôi đã quyết định.
② たとえどんなことが起ころうとも、彼からは一生離れない。
Giả dụ có xảy ra chuyện gì đi nữa, suốt đời tôi sẽ không rời xa anh ấy.
③ どんなに脅かされようとも、彼は毅然とした態度をくずさなかった。
Dù có bị uy hiếp đến thế nào đi nữa, anh ta vẫn không mất đi thái độ cứng cỏi.
④ いかに富に恵まれようとも、精神が質しくては幸せとは言えない。
Dù may mắn được giàu có đến thế nào đi nữa, nhưng nếu nghèo tinh thần thì cũng không thể nói là hạnh phúc.
Ghi chú:
Là cách nói mang tính văn viết của 「V-ても」, được cấu tạo bằng cách thêm 「も」 vào 「V-ようと」. Ý nghĩa và cách sử dụng giống với trường hợp không có 「も」, nhưng cách nói này có sắc thái hơi cổ hơn. Thường đi chung với 「(たとえ)どんなに/いかに」.
Cấu trúc 7
V-ようとおもう tôi định V
Ví dụ:
① お正月には温泉に行こうと思う。
Tôi định là Tết sẽ đi tắm suối nước nóng.
② 来年はもっと頑張ろうと思う。
Tôi định sang năm sẽ cố gắng hơn nữa.
③ 今夜は早く寝ようと思っている。
Tôi đang tính tối nay sẽ đi ngủ sớm.
④ 今の仕事を辞めようかと思っている。
Tôi đang tính có nên nghỉ công việc hiện nay chăng.
⑤ 外国に住もうとは思わない。
Tôi không định sống ở nước ngoài.
⑥ あなたは一生この仕事を続けようと思いますか。
Anh có định sẽ làm công việc này suốt đời không ?
Ghi chú:
Kết hợp với những động từ chỉ hành vi có chủ ý, dùng để biểu thị dự định, ý muốn cảu người nói. Nếu là câu nghi vấn, nó sẽ là cách hỏi ý định của người nghe. Cách nói 「かと思う」 ở ví dụ (4) biểu thị sự do dự, lưỡng lự cảu người nói. 「V-ようと(は)思わない」 diễn tả người nói không có ý định thực hiện việc đó.
Giống với 「つもりだ」, nhưng khi diễn tả ý định của ngôi thứ 3 thì chỉ có thể dùng 「つもりだ」.
(đúng) 山田さんは留学するつもりだ。
Anh Yamada dự định là sẽ đi du học.
(sai) 山田さんは留学しようと思う。
Thêm nữa, 「V-ると思う」 thì biểu thị ý suy đoán, chứ không biểu thị ý định của người nói, nên trong trường hợp muốn diễn tả ý chí thì không dùng được. Khi đó phải dùng 「V-ようと思う」.
(sai) 私は東京へ行くと思う。 (nếu coi đây là cách nói biểu thị ý định là sai).
(đúng) 私は東京へ行こうと思う。 Tôi định đi Tokyo.
Cấu trúc 8
V-ようとする
A. V-ようとする < ngay trước khi > sắp V
Ví dụ:
① 時計は正午を知らせようとしている。
Đồng hồ sắp báo 12 giờ trưa.
② 長かった夏休みもじきに終わろうとしている。
Kì nghỉ hè dài đằng đẳng cũng sắp kết thúc rồi.
③ 日は地平線の彼方に沈もうとしている。
Mặt trời sắp lặn xuống bên kia đường chân trời.
④ 上り坂にさしかかろうとする所で車がエンストを起こしてしまった。
Tại chỗ sắp sửa leo dốc, xe lại bị tắt máy mất.
⑤ お風呂に入ろうとしていたところに、電話がかかってきた。
Vừa mới tính đi tắm thì có điện thoại gọi đến.
Ghi chú:
Diễn đạt ý nghĩa 「直前/寸前」(ngay trước) thời điểm bắt đầu hay kết thúc một động tác hay một sự biến đổi. Những động từ điển hình được sử dụng trong cấu trúc này là những động từ không chủ ý, không liên quan đến ý chí của con người như 「始まる」, 「終わる」. Nhưng với cách nói 「V-ようとするところ」, ta vẫn có thể sử dụng những động từ có chủ ý. Trường hợp sử dụng động từ không chủ ý, thường là những cách nói mang tính văn học, thơ ca.
B. V-ようとする < toan tính > tính V
Ví dụ:
① 息子は東大に入ろうとしている。
Con trai tôi tính vào trường đại học Tokyo.
② 彼女は25歳になる前に何とか結婚しようとしている。
Cô ấy tính bằng mọi cách phải lập gia đình trước 25 tuổi.
③ いくら思い出そうとしても、名前が思い出せない。
Dù có cố gắng bao nhiêu đi nữa cũng không thể nhớ ra cái tên đó.
④ 棚の上の花びんをとろうとして、足を踏みはずしてしまった。
Tính lấy cái bình hoa ở trên kệ, không ngờ lại bị trượt chân.
⑤ 本人にやろうとする意欲がなければ、いくら言っても無駄です。
Nếu đương sự không có ý muốn làm, thì dù có nói bao nhiêu cũng vô ích.
⑥ 寝ようとすればするほど、目がさえてきてしまった。
Càng muốn ngủ, mắt lại càng tỉnh táo.
Ghi chú:
Kết hợp với những động từ chỉ hành vi có chủ ý, để diễn tả sự toan tính, sự cố gắng thực hiện hành vi, động tác đó.
C .V-ようと(も/は)しない không chịu V / không có ý định V
Ví dụ:
① うちの息子はいくら言っても勉強をしようとしない。
Con trai tôi dù có nói bao nhiêu đi nữa, nó cũng không chịu học.
② 隣の奥さんは私に会っても挨拶ひとつしようとしない。
Bà láng giềng, dù gặp tôi, cũng chẳng chào hỏi một câu.
③ その患者は食べ物を一切うけつけようとしない。
Bệnh nhân đó chẳng chịu ăn gì cả.
④ 声をかけても振り向こうともしない。
Dù tôi có gọi, anh ta cũng chẳng thèm quay lại.
⑤ 彼女はこの見合い話をおそらく承諾しようとはしないだろう。
Có lẽ cô ấy không đồng ý chuyện xem mắt lần này.
Ghi chú:
Kết hợp với những động từ chỉ hành vi có chủ ý, để diễn tả rằng không có ý muốn thực hiện động tác hay hành vi đó.「V-ようともしない」 có 「も」 ở giữa, là cách nói nhấn mạnh ý phủ định “ngay cả ý định … cũng chẳng có”. Cũng có khi ở giữa có 「は」 như ở ví dụ (5).
Cấu trúc 9
Vーようとはおもわなかった không ngờ là V / không nghĩ là V
Ví dụ:
① こんなことになろうとは思わなかった。
Tôi không ngờ là sẽ có chuyện như thế này.
② 被害がこれほどまで広がろうとは、専門家も予想しなかった。
Các nhà chuyên môn cũng không dự đoán được thiệt hại lại lan rộng đến mức này.
③ 息子が、たった一度の受験で司法試験に合格しようとは夢にも思わなかった。
Trong mơ tôi cũng không nghĩ rằng con trai mình chỉ một lần thi lại đậu được kì thi quốc gia vào ngành tư pháp.
④ たったの五日で論文が完成しようとは誰一人想像しなかった。
Không một ai tưởng tượng được rằng một bản báo cáo khoa học đã được hoàn thành chỉ trong 5 ngày.
Ghi chú:
Kết hợp với những động từ không chủ ý biểu thị những sự việc không liên quan đến ý chí của con người, chẳng hạn như 「なる」, để diễn tả ý nghĩa “không thể dự tính được rằng sự việc sẽ thành ra như thế”. 「合格しよう」, 「完成しよう」 ở ví dụ (3), (4) diễn đạt ý nghĩa tự nhiên trở thành như thế, giống như 「合格/完成できる」, 「合格/完成することになる」, không phải là những động từ biểu thị ý chí của người nói. Những động từ theo sau, không chỉ động từ 「思う」, mà các động từ 「予想/想像する」, cũng luôn luôn được sử dụng với hình thức 「―なかった」. Là cách nói mang tính văn viết.
Cấu trúc 10
V-ようにもV-れない Dù muốn…cũng không thể…
Ví dụ:
① 頭が痛くて、起きようにも起きられない。
Nhức đầu quá, muốn dậy cũng không dậy được.
② まわりがうるさくて、落ち着いて考えようにも考えられない。
Xung quanh ồn quá, muốn bình tĩnh suy nghĩ cũng không thể nào suy nghĩ được.
③ 風が強すぎて走ろうにも走れない。
Gió mạnh quá, dù muốn chạy cũng không chạy được.
④ 雨が降っているので、外で遊ぽうにも遊べない。
Vì trời đang mưa, dù muốn chơi ở bên ngoài cũng không thể chơi được.
Ghi chú:
Được gắn vào sau những động từ chỉ hành vi có chủ ý, để diễn đạt ý nghĩa 「…しようと思ってもできない」 (dù muốn … cũng không thể … được). Ở vế trước và vế sau người ta sử dụng cùng một động từ. Thường được sử dụng trong tình huống “mặc dù rất muốn làm thế, nhưng không thể làm được”.
Có thể bạn quan tâm