Cấu trúc 1
NのN
A. NのN < sở thuộc > N2 của N1
Ví dụ
① これはあなたの財布じゃないですか。
Đây chắc là ví tiền của anh. Phải không ?
② こちらは東京電気の田中さんです。
Đây là anh Tanaka thuộc công ti Tokyo Denki.
③ 東京のアパートはとても高い。
Những căn hộ ở Tokyo rất đắt.
Ghi chú :
Bổ nghĩa cho danh từ đi sau, và biểu thị rằng danh từ đi trước là sở hữu chủ, là nơi sở thuộc hoặc nơi sở tại của danh từ đi sau.
B. NのN < tính chất > N2 có tính chất hoặc số lượng N1
Ví dụ
① 病気の人を見舞う。
Thăm người đang bị bệnh.
② バラの花を贈る。
Tặng hoa hồng.
③ 3時の電車に乗る。
Đi chuyến xe điện 3 giờ.
④ カップ1杯の水を加える。
Thêm một cốc nước.
Ghi chú :
Bổ nghĩa cho danh từ đi sau và diễn tả nhiều ý nghĩa khác nhau của danh từ đó, như tính chất, trạng thái, chủng loại, số lượng, v.v…
C. NのN < đồng cách > N2 là N1
Ví dụ
① 友人の和男に相談した。
Tôi đã thảo luận với anh Kazuo, bạn tôi.
② 社長の木村さんをご紹介しましょう。
Tôi xin giới thiệu ông Kimura, giám đốc.
③ これは次女の安子でございます。
Đây là Yasuko, thứ nữ của tôi.
Ghi chú :
Diễn tả rằng danh từ đi trước và danh từ đi sau là cùng loại. Ở vị trí của danh từ đi sau, thường dùng danh từ riêng, chẳng hạn như tên người hay tên vật.
D. N (+trợ từ ) のN
Ví dụ
① 子供の成長は早い。
Trẻ con thì mau lớn.
② 自転車の修理を頼んだ。
Tớ đã nhờ sửa xe đạp.
③ アメリカからの観光客を案内する。
Hướng dẫn khách du lịch ở Mĩ đến.
④ 京都までのバスに乗った。
Tôi đã lên chiếc xe buýt đi Kyoto.
⑤ 田中さんとの旅行は楽しかった。
Chuyến du lịch đi cùng với anh Tanaka rất vui.
⑥ 京都での宿泊はホテルより旅館のほうがいい。
Lưu trú ở Kyoto thì nên chọn ryokan (kiểu Nhật) hơn là khách sạn (kiểu Tây).
Ghi chú :
Cấu trúc này biểu thị : trong các câu 「子供が成長する」, 「自転車を修理する」, 「アメリカから観光客が来る」, quan hệ giữa các danh từ 「子供」 và 「成長」, 「自転車」 và 「修理」, 「アメリカ」 và 「観光客」 là quan hệ bổ nghĩa của danh từ trước đối với danh từ sau. Những trợ từ 「が」 và 「を」 dùng trong một câu như 「子供が成長する」, 「自転車を修理する」, sẽ biến mất khi câu chuyển sang một dạng như 「子供の成長」, 「自転車の修理」. Trường hợp những trợ từ khác, thì phải giữ lại, ví dụ như trong các dạng 「アメリカからの観光客」, 「田中さんとの旅行」 . Ngoài ra , trợ từ 「に」 không có cách dùng này, nên người ta dùng 「へ」 để thay thế.
(sai) 母にの手紙。
(đúng) 母への手紙。 Bức thư gửi cho mẹ.
E. Nの…N: cái N2 mà N1…
Ví dụ
① 彼の書いた絵はすばらしい。
Bức tranh anh ấy vẽ, thật tuyệt vời.
② 学生たちの歌う声が聞こえる。
Tôi nghe thấy tiếng học sinh hát.
③ タイプの上手な人を探している。
Tôi đang tìm một người đánh máy giỏi.
④ 花の咲く頃にまた来てください。
Tới lúc hoa nở, xin anh lại đến.
Ghi chú :
Dể chỉ chủ ngữ của mệnh đề phụ, người ta thường dùng trợ từ 「が」, nhưng trong trường hợp mệnh đề phụ đó bổ nghĩa cho một danh từ, ví dụ như 「絵」, 「人」trong câu 「彼が書いた絵」, 「タイプが上手な人」, thì thay vì dùng 「が」, người ta dùng 「の」.
Cấu trúc 2
…の
A. Nの cái của N
Ví dụ
① これは私のです。
Cái này là của tôi.
② 電気製品はこの会社のが使いやすい。
Nói về đồ điện, thì đồ điện của công ti này dễ sử dụng.
③ この電話は壊れてますので、隣の部屋のをお使い下さい。
Cái điện thoại này bị hư, xin ông sử dụng cái của phòng kế bên.
④ ラーメンなら、駅前のそば屋のが安くておいしいよ。
Nói đến món mì, thì (mì của) tiệm mì ở trước ga vừa rẻ vừa ngon đấy.
⑤ 柄物のハンカチしか置いてないけど、無地のはありませんか。
Ở đây chỉ có khăn tay bông mà thôi, vậy chớ ông có khăn tay trơn không ạ ?
Ghi chú :
Diễn tả ý nghĩa “cái của N”.
B….の cái… / thứ
[ Naなの] [A/V の]
Ví dụ
① これはちょっと小さすぎます。もう少し大きいのはないですか。
Cái này hơi nhỏ, ông có cái lớn hơn một chút không ạ ?
② みんなで料理を持ちよってパーティーをしたんだけど、私が作ったのが一番評判よかったんだ。
Chúng tôi ai nấy đều mang món ăn của mình tới để tổ chức tiệc, và món do tôi làm đã được đánh giá là ngon nhất.
③ これは大きすぎて使いにくい。もっと小さくて便利なのを探さなくてはならない。
Cái này lớn quá, khó sử dụng. Phải tìm một cái nhỏ và tiện dụng hơn.
④ その牛乳は古いから、さっき買ってきたのを使って下さい。
Thứ sữa bò đó cũ rồi, hãy dùng thứ mới mua về hồi nãy.
Ghi chú :
Đi sau động từ hoặc tính từ, để diễn tả ý nghĩa 「に」 (cái lớn/ thứ lớn), 「に」(cái do tôi làm), v.v…
C. Nの…の loại N…
[ NのNaなの] [ NのA/Vの]
Ví dụ
① 戸棚のなるべく頑丈なのを探してきてほしい。
Tôi muốn cậu hãy kiếm về một loại tủ bếp càng chắc chắn càng tốt.
② ビールの冷えたのはないですか。
Ông có loại bia ướp lạnh không ?
③ 袋の中にリンゴの腐ったのが入っていた。
Trong túi đã có một (vài) trái táo thối.
Ghi chú :
Bằng hình thức 「Nの+từ bổ nghĩa +の 」, người ta dùng 「の」 để đặc biệt giới hạn những thứ mà N diễn đạt vào trong phạm vi những thứ có tính chất như từ bổ nghĩa biểu thị. Ví dụ như câu (2) có ý nói rằng “cái thứ ướp lạnh, trong các loại bia”.
Có thể bạn quan tâm