Cấu trúc 1
なお < mức độ > hơn nữa / vẫn / trái lại
Ví dụ
① あなたが来てくれれば、なお都合がよい。
Nếu được anh đến giúp cho thì tình hình còn tốt hơn nữa.
② 薬を飲んだのに、病状はなお悪化した。
Uống thuốc vào, ai ngờ bệnh trạng lại xấu hơn.
③ 祖父は老いてもなお精力的に仕事を続けている。
Tuy đã già ông tôi vẫn còn làm việc rất sung sức.
④ 退院するまでには、なお1週間ぐらい必要だ。
Còn khoảng hơn một tuần nữa mới có thể ra viện.
⑤ 反対されると、なおやってみたくなる。
Càng bị phản đối thì lại càng muốn làm thử xem.
Ghi chú :
So với những từ ngữ khác cùng loại, thì diễn tả ý nghĩa “ở một mức độ cao hơn thế”, giống với 「一層」, 「もっと」, 「さらに」, 「そのうえ」 (còn), hoặc diễn tả ý nghĩa “ vẫn tiếp diễn cùng một trạng thái”, giống như 「まだ」, 「相変わらず」 , 「今もなお」 (vẫn). Trong trường hợp diễn tả ý đối lập giữa 2 vế trước và sau, như trong (5), thì có nghĩa gần với 「かえって」 (trái lại).
Cấu trúc 2
なお <điều kiện đính kèm> ngoài ra
Ví dụ
① 入学希望者は期日までに、入学金を納入してください。なお、いったん納入された入学金は、いかなる場合にもお返しできませんので、ご了承ください。
Người nào có nguyện vọng nhập học thì vui lòng nộp học phí đúng kì hạn. Ngoài ra, học phí một khi đã nộp, thì trong bất kì trường hợp nào cũng không được hoàn lại. Mong quý vị lượng thứ.
② 毎月の第三水曜日を定例会議の日とします。なお、詳しい時間などは、1週間前までに文書でお知らせすることにします。
Ngày thứ tư (lần) thứ 3 mỗi tháng là ngày họp thường lệ. Ngoài ra, thời gian cụ thể sẽ được thông báo bằng văn bản chậm nhất là một tuần trước đó.
③ 参加希望者は葉書で申し込んでください。なお、希望者多数の場合は、先着順とさせていただきます。
Người nào muốn tham gia xin đăng kí bằng bưu thiếp. Ngoài ra, trong trường hợp số người muốn tham gia quá đông, chúng tôi xin ưu tiên cho bưu thiếp nào đến trước.
④ 明日は、2、3年生の授業は休講になります。なお、4年生のみが対象の授業は、通常どおり行いますので注意してください。
Ngày mai, giờ học của sinh viên năm thứ 2, năm thứ 3 được nghỉ. Tuy nhiên, giờ học dành riêng cho sinh viên năm 4 thì vẫn được tiến hành như thường lệ. Mong các em lưu ý cho.
Ghi chú :
Dùng trong trường hợp tạm ngưng đề tài đang tiếp diễn đến lúc đó, để thêm vào một điều kiện đính kèm, một giải thích bổ sung, một ngoại lệ, biệt lệ, hoặc thêm vào một đề tài không có quan hệ trực tiếp với câu trước. Trong trường hợp thêm vào một sự việc khác với dự đoán từ sự việc nêu trong câu đầu, như ví dụ (4), thì có nghĩa gần với 「ただし」 . Thường dùng trong văn viết, như yết thị hay thông báo, hay lời chú thích của luận văn, v.v… hơn là trong văn nói.
Được đóng lại.