Thời hiện tại, tương lai
Khẳng định: Danh từ+です
Phủ định: Danh từ+じゃありません(では)
Thời quá khứ
Khẳng định: Danh từ+でした
Phủ định: Danh từ+じゃありませんでした(では)
*Đối với tính từ đuôi [な] phải bỏ [な] ra
Ví dụ:
① きのうあめでした
Hôm qua trời mưa.
② きのうのしけんはかんたんじゃありませんでした。
Bài thi hôm qua không dễ.
Thời hiện tại, tương lai
Khẳng định: Tính từ đuôi い + です。
Phủ định: Tính từ đuôi い (bỏ い) + くないです。
Thời quá khứ
Khẳng định: Tính từ đuôi い+ (bỏ い) + かったです。
Phủ định: Tính từ đuôi い+ (bỏ い) + くなかったです。
*Ngoại trừ ở thời hiện tại khẳng định thì khi chia, tính từ đuôi [い] phải bỏ [い]
Ví dụ:
① きのうはあつかったです。
Hôm qua trời nóng
② きのうのパーティーはあまりたのしくなかったです。
Bữa tiệc hôm qua không vui lắm
Đây là cách nói so sánh lấy từ danh từ 2 làm chuẩn để nói về tính chất hoặc trạng thái của danh từ 1
Ví dụ:
① この車はあの車よりおおきいです。
Xe ô tô này lớn hơn xe ô tô kia
+ Giữa danh từ 1 và danh từ hai, cái nào … hơn ?
+ [どちら] là từ để hỏi được dùng khi muốn so sánh giữa 2 vật hay người
Mẫu câu này dùng để hỏi người nghe về sự lựa chọn giữa danh từ 1 và danh từ 2. Trong câu hỏi về sự so sánh giữa hai chủ thể thì từ nghi vấn luôn là 「どちら」 và không phụ thuộc vào đối tượng
Ví dụ:
① サッカーとやきゅうとどちらがおもしろいですか。
Bóng đá và bóng chày, môn nào thú vị hơn?
② サッカーのほうがおもしろいです。
Bóng đá thú vị hơn
③ はるとあきとどちらがすきますか。
Mùa xuân và mùa thu, bạn thích mùa nào hơn?
+ Trong phạm vi danh từ 1, cái gì/ ở đâu/ ai/ khi nào … nhất ?
+ Là câu hỏi so sánh cao nhất
+ Danh từ 2 が いちばん Tính từ です
Mẫu câu này được dùng để yêu cầu người nghe lựa chọn một đối tượng nào đó (vật, địa điểm, người, thời điểm) có nội dung đươc biểu thị qua tính từ ở mức độ cao nhất. Phạm vi lựa chọn được giới hạn bởi cụm từ (Danh từ 1 「のなか」 で). Từ nghi vấn thay đổi theo nhóm mà đối tượng thuộc về.
Ví dụ:
① にほんりょりのなかでなにがいちばんおいしいですか。
Trong các món ăn Nhật Bản, món nào ngon nhất
② てんぷらがいちばんおいしいです。
Món Tempura ngon nhất
③ かぞくでだれがいちばんせがたかいですか。
Trong gia đình bạn, ai cao nhất?
④ おとうとがいちばんせがたかいです。
Em trai tôi cao nhất
⑤ 一年でいつがいちばんさむいですか。
Trong một năm, thời điểm nào lạnh nhất?
⑥ 二月がいちばんさむいです。
Tháng 2 lạnh nhất
Chú ý:
khi từ nghi vấn là chủ ngữ của câu thì chúng ta đặt trợ từ 「が」 ở ngay sau nó. Ở bài 10 chúng ta đã học là khi hỏi về chủ ngữ của câu có động từ 「あります」 「います」 thì dùng 「が」 (なにがありますか。だれがいますか)
Tương tự như vậy, trong câu tính từ khi hỏi về chủ ngữ chúng ta cũng dùng trợ từ 「が」