どうしよう… | ||
---|---|---|
クオン Cường | どうしよう…。 財布を落としてしまいました。 | Làm thế nào bây giờ... Tôi đánh rơi ví mất rồi. |
山田 Yamada | 本当? いつ最後に使いましたか? | Thật không? Anh dùng nó lần cuối khi nào? |
クオン Cường | いつかな…。 | Lúc nào nhỉ... |
山田 Yamada | とにかく警察に届けましょう。 | Dù sao thì hãy cứ báo cảnh sát đã. |
Nhấn mạnh hành động đã xảy ra rồi:
Thay đuôi –masu của động từ bằng đuôi –te+ shimaimashita
VD: otoshimasu(đánh rơi) → otoshimashita(đã đánh rơi)
→ otoshite shimaimashita(đã đánh rơi mất rồi)
Đồn cảnh sát
Khi nhặt được ví hay điện thoại di động, người Nhật nghĩ phải báo ngay cho cảnh sát. Khi bị mất đồ quí giá, họ cũng liên lạc với cảnh sát. Nếu có người đem nộp, cảnh sát sẽ liên lạc với người bị mất.
Đồn cảnh sát nhỏ trong các thành phố là kôban, được lập ra theo chế độ bảo vệ an ninh trật tựTokyo từ hơn 100 năm trước đây, sau đó được mở rộng trong cả nước. Cảnh sát làm việc ở đây được gọi thân mật là omawarisan, có nghĩa là "anh cảnh sát tuần tra". Nhiệm vụ chủ yếu là đi tuần trong khu vực đồn phụ trách, và cũng có rất nhiều công việc khác, như tới hiện trường xảy ra tai nạn, phạm tội, hay giám hộ trẻ lạc. Đồn cảnh sát kôban còn là nơi tin cậy số một khi bạn bị lạc đường trong một thành phố xa lạ.