Có thể chọn bất cứ một danh từ nào trong câu và chuyển câu thành mệnh đề bổ nghĩa cho danh từ đó.
Ví dụ:
① わたしは先週(映画)をみました
Tôi đã xem một bộ phim tuần trước
② わたしが先週みた(映画)。
Bộ phim mà tôi đã xem tuần trước
③ ワンさんは(びょういん)ではたらいています。
Anh Wang làm việc ở bệnh viện
④ ワンさんがはたらいている(びょういん)。
Bệnh viện mà anh Wang làm việc
⑤ あしたわたしは(友達)に会います
Ngày mai tôi sẽ gặp một người bạn
⑥ あしたわたしがあう(友達)
Người bạn mà ngày mai tôi sẽ gặp.
* Ở các ví dụ trên khi các danh từ trong () trở thành từ được bổ nghĩa thì những trợ từ biểu thị chúng ở câu ban đầu không còn cần thiết nữa.
* Phần danh từ được bổ nghĩa (như ở ví dụ dưới đây là [ミラーさんはすんでいたうち] được dùng trong rất nhiều kiểu câu khác nhau
Ví dụ:
① これはミラーさんが住んでいたうちです。
Đây là ngôi nhà mà anh Miller đã ở
② ミラーさんが住んでいたうちは古いです。
Ngôi nhà mà anh Miller đã ở cũ
③ ミラーさんがすんでいたうちを買いました。
Tôi đã mua ngôi nhà mà anh Miller đã ở
④ ミラーさんが住んでいたうちにねこがいました。
Ở ngôi nhà mà anh Miller đã ở có con mèo.
Ở bài 2 và bài 8 chúng ta đã học về cách bổ nghĩa cho danh từ
Ví dụ:
① ミラーさんのうち
Cái nhà của anh Miller (bài 2)
② あたらしいうち
Cái nhà mới (bài 8)
Trong tiếng Nhật, khi bổ nghĩa cho danh từ thì phần bổ nghĩa luôn đứng trước phần được bổ nghĩa, cho dù phần bổ nghĩa là từ, ngữ hay một câu. Trong bài này chúng ta sẽ học về cách bổ nghĩa ngoài những gì đã trình bày ở trên.
Phần đứng trước bổ nghĩa cho danh từ ở thể thông thường. Nếu mệnh đề phụ là câu tính từ đuôi な thì chúng ta thay 「~だ」 bằng 「~な」 còn câu danh từ thì thay 「~だ」 bằng 「~の」
Ví dụ:
① 京都へ行く人
Người đi Kyoto
② 京都へ行かない人
Người không đi Kyoto
③ 京都へ行った人
Người đã đi Kyoto
④ 京都へ行かなかった人
Người đã không đi Kyoto.
* Trong câu mệnh đề phụ bổ nghĩa cho danh từ thì chủ ngữ đi kèm với 「が」
Ví dụ:
① ミラーさんはケーキをつくりました。
Anh Miller đã làm bánh ngọt
② これはミラーさんがつくったケーキです。
Đây là cái bánh ngọt mà anh Miller đã làm
* Khi muốn biểu thị thời gian làm một việc gì đó thì như ở ví dụ dưới đây, chúng ta dいùng động từ ở thể nguyên dạng để biểu thị nội dung việc làm và đặt trước danh từ 「じかん」
Ví dụ:
① わたしはあさごはんをたべるじかんがありません。
Tôi không có thời gian để ăn sáng
* Ngoài ra chúng ta còn có thể dùng động từ ở thể nguyên dạng để biểu thị nội dung về việc hẹn, công chuyện.. vv
② わたしは友達とえいがをみるやくそくがあります。
Tôi có hẹn đi xem phim với bạn
③ きょうはしやくしょへ行くようじがあります。
Hôm qua tôi có việc phải đi đến văn phòng hành chính của thành phố.