Cấu trúc 1
Nには
Người ta gắn thêm 「は」 vào để nêu bật một danh từ đã có gắn trợ từ 「に」 .
A. Nには < lúc/ địa điểm/ phương hướng/ đối tượng > lúc / ở /đến v.v…
Ví dụ
① 春には桜が咲きます。
Mùa xuân thì có hoa anh đào nở.
② 10時には帰ってくると思います。
10 giờ thì có lẽ tôi sẽ về tới nhà.
③ この町には大学が三つもあります。
Ở thành phố này, có đến 3 trường đại học.
④ 結局国には帰りませんでした。
Kết cục, tôi đã không về nước.
⑤ 山田さんにはきのう会いました。
Anh Yamada thì tôi đã gặp hôm qua.
⑥ みなさんには申し訳ありませんが、今日の集まりは中止になりました。
Xin lỗi quý vị, buổi họp hôm nay đã bị huỷ bỏ.
Ghi chú :
Dùng để nêu bật một vế có trợ từ 「に」 diễn đạt nhiều ý nghĩa khác nhau, với 「は」 biểu thị chủ đề, hoặc biểu thị ý đối chiếu (so sánh ngược lại) với vế khác. Khi không cần thêm ý nghĩa của「は」, thì chỉ dùng 「に」mà thôi.
B. Nには < cơ sở cho sự đánh giá > đối với
Ví dụ
① このセーターは私には大きすぎる。
Cái áo len này, tôi mặc thì quá rộng.
② この問題はむずかしすぎて私には分かりません。
Cái đề bài này quá khó, tôi không hiểu.
③ この仕事は経験のない人には無理でしょう。
Công việc này, đối với người không có kinh nghiệm, có lẽ không làm nổi.
Ghi chú :
Đi sau một danh từ chỉ người, để diễn tả ý nghĩa “đối với người đó”. Nó biểu thị rằng sự đánh giá 「大きい」, 「むずかしい」, 「できる」, 「できない」, v.v… được nêu ra là nhằm vào cái gì. Cách nói này có hàm ý đối chiếu cho rằng “cái khác thì không sao”. Ít khi chỉ dùng 「に」 một mình. Thông thường, có hình thức 「…には」.
C. Nには < đối tượng của sự tôn kính >
Ví dụ
① 皆様にはお変わりなくお過ごしのことと存じます。
Tôi nghĩ rằng quý vị vẫn được mạnh khoẻ.
② 先生にはお変わりなくお過ごしのこととお喜び申し上げます。
Em vui mừng được biết rằng Thầy vẫn mạnh khoẻ.
Ghi chú :
Đi sau danh từ chỉ một đói tượng bề trên, và dùng để biểu thị ý tôn kính đối với người ấy. Chỉ dùng trong thư từ kiểu cách, v.v… Có cách nói kiểu cách hơn nữa, là 「…におかれましては」.
Cấu trúc 2
V-るには chỉ để V / nếu muốn V
Ví dụ
① そこに行くには険しい山を超えなければならない。
Phải vượt qua núi non hiểm trở, mới đến được nơi đó.
② その電車に乗るには予約をとる必要があります。
Để đi loại xe điện đó, cần phải giữ chỗ trước.
③ 健康を維持するには早寝早起きが一番だ。
Nếu muốn duy trì sức khoẻ, thì ngủ sớm thức sớm là điều kiện quan trọng nhất.
Ghi chú :
Diễn tả ý nghĩa “để làm điều đó”, “nếu muốn làm điều đó”.
Cấu trúc 3
V-るにはVが nhất định là V, nhưng… / tất nhiên là V, nhưng …
Ví dụ
① 行くには行くが、彼に会えるかどうかは分からない。
Nhất định là đi, nhưng không biết có gặp được anh ấy chăng.
② A:あしたまでに完成させると約束したんですって?
A: Anh đã hứa là đến ngày mai sẽ hoàn thành phải không ?
B:うん。約束するにはしたけれど、できるかどうか自信がないんだ。
B: Vâng. Tất nhiên là tôi có hứa, nhưng xong hay không thì tôi không chắc.
③ いちおう説明するにはしたのですが、まだみんな、十分に理解できていないようでした。
Về cơ bản, tôi đã giải thích, nhưng dường như mọi người chưa hiểu được đầy đủ.
Ghi chú :
Lặp lại cùng một động từ, để diễn tả ý nghĩa “về cơ bản, sẽ làm thế (đã làm thế), nhưng chưa biết có đạt được kết quả như mong đợi chăng”.
Được đóng lại.